Chuyển đổi số

Chữ ký số: Tiền đề xây dựng công dân số

Diệp Nguyễn 14:53 03/10/2024

Để phát triển chính quyền số, xã hội số thì phải có công dân số, do đó cần trang bị chữ ký số cho công dân.

chu-ky-so.png

Tiến tới hình thành công dân số

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", với những mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược cụ thể đưa Việt Nam sớm trở thành một quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Để thực hiện CĐS thành công, phát triển chính quyền số, xã hội số thì nhu cầu định danh số, chữ ký số (CKS) cần được đi tiên phong.

CKS đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận, đảm bảo về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết văn bản hay giao dịch điện tử, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, góp phần quan trọng vào xây dựng công dân số, tạo nền tảng cho một xã hội số bền vững.

Theo Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia (NEAC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, dự kiến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành việc tích hợp CKS công cộng vào 100% dịch vụ công trên môi trường mạng, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến tại nhà với CKS cá nhân.

Có thể nói, lợi ích của CKS với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp là vấn đề không cần phải bàn cãi. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa khai thác được hết các tiềm năng cũng như lợi ích mà CKS có thể mang lại. Nhiều người dân, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn còn băn khoăn, e ngại, cả về mức độ tiện lợi, tính bảo mật cũng như sự cần thiết của CKS.

Chia sẻ tại hội thảo “CĐS 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam” diễn ra mới đây, ông Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban CĐS, Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết theo các quy định pháp luật hiện nay, hợp đồng điện tử (HĐĐT) chỉ không được áp dụng cho đăng ký kết hôn và mua bán nhà, còn lại tất các giao dịch khác trong xã hội đều có thể sử dụng HĐĐT và CKS được.

"Muốn có chính quyền số, xã hội số phải có công dân số, do đó cần trang bị CKS cho công dân. Chúng tôi đã ký hợp tác toàn diện về CĐS với các tỉnh/thành phố như Vĩnh Long, Thanh Hóa, Long An và một số Sở TT&TT để phổ biến CKS tới công dân", ông Nguyễn Tuấn Huy cho biết.

Theo đại diện MobiFone, TP. Đà Nẵng và Huế đã làm rất tốt việc này. Cụ thể, năm 2023, Sở TT&TT TP. Đà Nẵng đã ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp triển khai thúc đẩy phổ cập CKS trên địa bàn Đà Nẵng với Câu lạc bộ CKS và giao dịch điện tử Việt Nam (VCDC) và 7 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực CKS (CA) công cộng nhằm triển khai cấp CKS miễn phí cho người dân TP. Đà Nẵng để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử.

Theo đó, các tổ công nghệ số cộng đồng được giao nghiên cứu tài liệu và phối hợp với đầu mối các CA để tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, cài đặt và sử dụng CKS. Đồng thời tăng cường bố trí đoàn thanh niên tại bộ phận một cửa quận huyện/phường, xã để hỗ trợ trong việc lập kế hoạch triển khai, trong đó xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm triển khai, địa điểm và thời gian thực hiện.

Chữ ký số MobiFone CA: Lựa chọn được nhiều người dân, DN tin dùng

Là một DN công nghệ viễn thông đi đầu trong việc hưởng ứng CĐS quốc gia, MobiFone sớm phát triển một hệ sinh thái số đa dạng với các dịch vụ số đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau, trong đó đặc biệt chú trọng việc đẩy mạnh, đưa CKS MobiFone CA đến gần hơn tới người dân, khách hàng trong cả nước.

CKS MobiFone CA đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe về tính an toàn và bảo mật, ký mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị có kết nối Internet/sóng MobiFone, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử, tính toàn vẹn, chống chối bỏ của tài liệu cũng như xác định danh tính của người ký.

Ngoài ra, giải pháp này còn giúp ngăn chặn khả năng giả mạo bằng công nghệ mã hóa hiện đại nhất hiện nay. Khi đã ký số, tài liệu sẽ không có cơ hội thay đổi dù là một phần hay toàn bộ nội dung.

Đối tượng sử dụng CKS MobiFone CA là các DN, cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức công quyền

Với lợi thế sở hữu hạ tầng công nghệ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, MobiFone CA có thể được ký số trên USB Token và ký số qua SIM PKI cho các giao dịch điện tử, hóa hơn và các tài liệu điện tử khác.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Tuấn Huy, CKS số USB Token dễ dàng tích hợp với các phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử; tích hợp ký các văn bản hành chính công, kê khai thuế, hải quan,…; dễ dàng tích hợp với các phần mềm quản lý văn bản nội bộ. Trong khi đó, CKS SIM PKI có ưu điểm ký số mọi lúc, mọi nơi; MobiFone còn hỗ trợ khách hàng đổi SIM PKI giữ nguyên số.

Tùy theo từng nhu cầu, đối tượng, khả năng tài chính, MobiFone CA đem đến những tùy chọn phù hợp nhất cho người dân, tổ chức và DN với sự hỗ trợ 24/7./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Chữ ký số: Tiền đề xây dựng công dân số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO