Doanh nghiệp số

FSI đẩy mạnh hoạt động giao thương số giữa Việt Nam - Lào

NM 19:40 24/04/2024

Trong chuỗi chuyến công tác tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith đã đến thăm và làm việc tại Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển Công nghệ FSI (FSI).

Sự kiện nằm trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Việt Nam - Lào, vì mục tiêu tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

Sản phẩm số phù hợp với sự phát triển của thời đại

Tại buổi làm việc, ông Đoàn Huy Thuận - Tổng giám đốc FSI đã giới thiệu tới đoàn đại biểu của Lào những giải pháp chuyển đổi số (CĐS) dựa trên nền tảng dữ liệu mà FSI đã nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện trong thời gian qua. Đặc biệt các giải pháp số hoá lĩnh vực Logistics do FSI cung cấp có nhiều ưu điểm vượt trội, góp phần mang đến nhiều thuận lợi trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam - Lào theo hướng xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh và xúc tiến sản xuất nông sản định hướng xuất khẩu.

Với các trao đổi của lãnh đạo FSI, Bộ trưởng Malaithong Kommasith ghi nhận những giải pháp FSI đề xuất là xu thế tất yếu, phù hợp với sự phát triển của thời đại, giúp hỗ trợ giao thương giữa hai quốc gia thuận lợi. Mục tiêu Chuyển đổi số (CĐS) là một trong những chủ điểm trọng tâm của Lào khi đảm nhiệm cương vị nước Chủ tịch ASEAN 2024.

Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Lào

Cụ thể hơn, khi nói về những quyết tâm thực hiện mục tiêu cao cả nêu trên, lãnh đạo FSI cho biết, hiện nay chi phí vận tải hàng hóa logistics giữa Việt Nam và Lào cao, vì quãng đường vận chuyển dài, địa hình đường xá khó khăn. Do đó, nếu hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu, vận chuyển đến Lào sẽ tăng nhiều chi phí, ảnh hưởng đến năng lực, khả năng cạnh tranh.

f1.jpg
FSI đề xuất xây dựng hệ thống dữ liệu đồng nhất phục vụ công tác quản lý cửa khẩu giữa Việt Nam - Lào.

Và để giải quyết vấn đề này, tại Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào (ký kết ngày 8/4/2024), hai nước đã thống nhất qua điểm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào thủ tục hải quan, thu thập số liệu kê hải quan.

Để đáp ứng những mong muốn nêu trên, các doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt Nam, trong đó có FSI luôn mong muốn được cống hiến, góp sức giải quyết các vấn đề, tồn tại, hạn chế nêu trên

Và với thế mạnh là DN công nghệ, FSI luôn tự tin là một đối tác tin cậy, có sức mạnh năng lực về các giải pháp CĐS toàn diện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xúc tiến dịch vụ logistics quốc tế.

“FSI đảm bảo các sản phẩm, giải pháp CĐS của mình có đầy đủ các trường thông tin đồng nhất để quản lý về thương mại và hợp tác xuyên biên giới, bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn dữ liệu chung, sử dụng các công nghệ phần mềm hiện đại để chia sẻ thông tin, tương tác giữa các cặp cửa khẩu”, đại diện FSI cho biết.

Cũng theo FSI, hiện nay, hệ sinh thái sản phẩm và giải pháp của FSI có hơn 50 sản phẩm bao gồm 4 mảng chính: Kết nối các nguồn và tạo lập dữ liệu; Lưu trữ dữ liệu, khai thác và xử lý dữ liệu lớn; Áp dụng kết quả dữ liệu vào vận hành giúp khách hàng cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua việc ra quyết định dựa trên dữ liệu tin cậy.

Cũng để đạt các mục tiêu phát triển số bền vững, FSI đề xuất tới lãnh đạo Bộ Công thương Lào về việc tổ chức các chuỗi hoạt động chuyên đề về truyền thông, đào tạo và thu thập ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan đến việc số hóa và CĐS trong lĩnh vực quản lý phát triển logistics quốc tế./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
FSI đẩy mạnh hoạt động giao thương số giữa Việt Nam - Lào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO