Giải pháp "Make in Vietnam" vận hành hệ thống phục vụ Olympic, Paralympic Tokyo 2020

PV| 22/07/2021 14:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Ominext Group - Tập đoàn CNTT hàng đầu trong lĩnh vực phát triển Y tế số vinh dự là đơn vị duy nhất của Việt Nam tham gia triển khai, vận hành hỗ trợ hệ thống xét nghiệm phục vụ Olympic, Paralympic Tokyo 2020 sẽ được khai mạc vào ngày 23/07/2021 tới đây.

Trong 60 ngày, từ 8/7 - 6/9/2021, đội ngũ kỹ sư Ominext đã và đang bắt tay vào "chiến dịch" quan trọng này để đảm bảo Thế vận hội năm nay được diễn ra an toàn, thành công.

Sau hơn một năm trì hoãn do đại dịch Covid-19, Olympic Tokyo 2020 chính thức tổ chức mà không có khán giả tham dự. Quy tụ hơn 206 quốc gia với hơn 15.000 vận động viên, huấn luyện viên, quan chức trong giới thể thao và phóng viên báo chí... tham dự là một thách thức vô cùng lớn đối với quốc gia này. 

 Chỉ vài ngày trước thời điểm khai mạc, liên tục các ca mắc Covid-19 được ghi nhận. Vì vậy, để đảm bảo khâu tổ chức Thế vận hội đang tới rất gần, Nhật Bản đặc biệt chú trọng công tác chuẩn bị và đầu tư mạnh cho việc xét nghiệm và phân tích kết quả.

Vinh dự được lựa chọn là đơn vị chính thức triển khai và vận hành hệ thống quan trọng bậc nhất này, Ominext Group bắt tay vào khai thác và phát triển hệ thống từ tháng 10/2020. Trong khoảng thời gian chuẩn bị, đội ngũ kỹ sư CNTT của Ominext có nhiệm vụ điều chỉnh và phát triển các chức năng lớn của hệ thống không chỉ đảm bảo các yêu cầu phục vụ cho chuyên môn y tế, xét nghiệm mà còn cần đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo mật và hạ tầng phần cứng, phần mềm trong triển khai.

Theo đó, bước vào giai đoạn vận hành chính thức từ ngày 8/7/2021 - 6/9/2021, Ominext Group có nhiệm vụ giám sát và đảm bảo hệ thống này hoạt động thông suốt 24/7. Điều này đồng nghĩa với việc cần xây dựng một quy trình đối ứng và phối hợp hết sức chặt chẽ trong bối cảnh kết hợp vận hành hệ thống từ Việt Nam và kỹ sư "trực chiến" tại Nhật Bản. 

Giải pháp

Hệ thống do Ominext Group phát triển giúp quản lý vận hành khâu logistics trong xét nghiệm Covid-19 từ việc nhận các yêu cầu xét nghiệm, thu nhận mẫu... theo một chu trình khép kín.

Cụ thể, hệ thống do Ominext Group phát triển giúp quản lý vận hành khâu logistics trong xét nghiệm Covid-19 từ việc nhận các yêu cầu xét nghiệm, thu nhận mẫu, theo dõi tình trạng vận chuyển, đưa mẫu về các trung tâm Labo, theo dõi tình trạng xét nghiệm, trả kết quả... theo một chu trình khép kín. Hệ thống này được triển khai trên nền tảng đám mây của Microsoft Azure và được thiết kế để hoạt động ổn định liên tục ngay cả khi có một trung tâm dữ liệu của Azure gặp sự cố.

Thực tế triển khai từ ngày 8/7 đến nay, hệ thống đang vận hành khá tốt, vào thời gian cao điểm, hệ thống đã xử lý tới 20.000 yêu cầu trong chưa đầy 3 phút. Đây thực sự là một hệ thống không thể thiếu, đóng góp tích cực, nhanh chóng trong xét nghiệm Covid-19 - sự kiện nóng hổi và đang được cả thế giới quan tâm ngay tại thời điểm chỉ còn một ngày nữa Olympic sẽ chính thức khai mạc.

Đại diện nhóm kỹ sư đang dốc tâm, dốc sức triển khai dự án, ông Phan Mạnh Hùng, Giám đốc Công nghệ (CTO) Ominext Group cho hay: "Chúng tôi gọi đây là "chiến dịch 60 ngày đêm" bảo vệ hệ thống xét nghiệm phục vụ Olympic và Paralympic Tokyo 2020. Dù còn nhiều thách thức, khó khăn khi số lượng mẫu xét nghiệm đang ngày một tăng dần do các quốc gia đang gấp rút tập trung về Nhật Bản nhưng chúng tôi thật sự trân trọng cơ hội này và quyết tâm bằng năng lực, công nghệ, nhiệt huyết và tinh thần đồng đội, Ominext Group sẽ đảm bảo vận hành hệ thống suôn sẻ trong suốt quá trình diễn ra Thế vận hội, đóng góp vào thành công của sự kiện đáng mong chờ của thế giới trong suốt quãng thời gian dài bị ảnh hưởng của đại dịch". 

Ông Hùng hy vọng, đây sẽ là minh chứng tiêu biểu cho việc ứng dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng, tối ưu thời gian và hạn chế tối đa các sự cố, sai sót trong Y tế.

Trong năm 2020, Ominext đã có cơ hội hợp tác với một số tập đoàn hàng đầu Nhật Bản về thử nghiệm lâm sàng, phát triển hệ thống logistics giúp quản lý yêu cầu, vận chuyển và trả kết quả xét nghiệm phục vụ Olympic và Paralympic Tokyo 2020. Ominext bắt đầu phát triển hệ thống này từ tháng 10/2020 bằng cách hỗ trợ khách hàng từ khâu định nghĩa yêu cầu, thiết kế, code, kiểm tra đến vận hành hệ thống.

Công ty CP Tập đoàn Ominext (Ominext Group) là công ty CNTT chuyên phát triển phần mềm, cung cấp giải pháp trong lĩnh vực y tế cho thị trường Nhật Bản và Việt Nam. Thành lập từ tháng 1/2012, với bề dày 10 năm kinh nghiệm, Ominext là công ty CNTT duy nhất hoạt động trong lĩnh vực Healthcare IT và là một trong những đối tác chiến lược của những tập đoàn Y tế hàng đầu Nhật Bản.

Các hệ thống của Ominext sử dụng công nghệ cao, và được áp dụng trong các công việc có độ phức tạp như chẩn đoán, xét nghiệm bệnh lý tế bào,…Ominext cũng là công ty nước ngoài đầu tiên và duy nhất là thành viên chính thức của Hiệp hội công nghiệp phát triển hệ thống thông tin y tế và chăm sóc sức khoẻ Nhật Bản (JAHIS)./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Giải pháp "Make in Vietnam" vận hành hệ thống phục vụ Olympic, Paralympic Tokyo 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO