Doanh nghiệp số

Google mở rộng chương trình đào tạo cho các nhà phát triển ứng dụng tại Việt Nam

PV 20:43 04/05/2023

Ngày 4/5, tiếp nối sự thành công trong 2 năm qua của Gaming Growth Lab (chương trình đào tạo dành riêng cho các nhà phát triển game), năm 2023, Google mở rộng chương trình nhằm hỗ trợ các nhà phát triển nằm ngoài lĩnh vực game di động (game mobile).

423-202305041759421.jpg
53 studio game tại Việt Nam tốt nghiệp Chương trình Google Gaming Growth Lab 2022.

Việc mở rộng chương trình bao gồm các nhà phát triển ứng dụng di động công cụ và tiện ích (tools and utilities), đồng thời cung cấp quyền truy cập mở vào nội dung đào tạo của chương trình. Năm nay, chương trình Google Apps Growth Lab (trước đây là Gaming Growth Lab) sẽ được dành cho các studio phát triển ứng dụng tiềm năng tại Việt Nam đang muốn tăng tốc kinh doanh.

Ngoài việc mở rộng sang các ứng dụng, Google Apps Growth Lab còn có những sự thay đổi khác bao gồm. Đầu tiên, đó là quyền truy cập nội dung đào tạo (dducational content) sẽ được mở cho mọi người, giúp chào đón nhiều nhà phát triển hơn tham gia vào chương trình và qua đó tác động nhiều hơn đến hệ sinh thái.

Tiếp theo, giai đoạn hỗ trợ cho các nhà phát triển sẽ dài hơn với thời lượng 3 tháng, nhằm giúp các nhà phát triển có đủ thời gian tiếp thu và triển khai các kiến thức chuyên sâu đã được đào tạo.

Bà Nopparat Yokubon, Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh AppDev của Google Đông Nam Á, Úc và New Zealand cho biết, theo báo cáo e-Conomy SEA 2022, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỷ USD vào năm 2025. Trung bình, cứ 10 studio game ở Việt Nam thì có 7 studio hướng đến thị trường nước ngoài và ngành game đang trở thành ngành xuất khẩu có giá trị cao tiếp theo của Việt Nam. Các nhà phát triển ứng dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển này.

"Để hỗ trợ một cách bền vững, kịp thời với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số Việt Nam, Google mở rộng tiếp cận với nhiều nhà phát triển ứng dụng hơn ngoài ngành công nghiệp game và cung cấp cho họ các khóa đào tạo hiệu quả cũng như những chia sẻ thực tế không chỉ từ các chuyên gia của Google mà còn từ những nhân vật kỳ cựu trong ngành”, bà Nopparat Yokubon cho biết thêm.

“Việc tham gia Gaming Growth Lab 2022 giúp đội ngũ của chúng tôi tự tin hơn và cam kết mạnh mẽ hơn với định hướng phát triển của công ty, đó là: sản xuất những dòng game chất lượng và phục vụ người dùng trên thị trường toàn cầu", ông Lương Minh Nguyên, Giám đốc điều hành của Neon Production chia sẻ.

Các studio phát triển ứng dụng được chấp nhận tham gia chương trình năm 2023 sẽ được trải nghiệm chương trình trong 4 tháng bao gồm 4 nội dung chính:

Đầu tiên là "xây dựng", bằng cách khám phá cơ hội trong ngành game và phát triển ứng dụng ở quy mô toàn cầu, nắm rõ các cấp độ để thiết lập chiến lược toàn diện cho công ty của bạn.

Nội dung tiếp theo là "phát triển" thông qua việc áp dụng tư duy lấy người dùng làm trung tâm vào quá trình phát triển game và ứng dụng. Từ đó, tận dụng những công nghệ tốt nhất trong ngành để lập trình ứng dụng đạt đến thành công trong dài hạn.

Nội dung thứ ba liên quan đến việc phát hành. Các studio tham gia sẽ khám phá các chiến lược để thành công trong lần đầu phát hành, thiết lập các mô hình kiếm tiền và tối đa hóa các công cụ quản lý dữ liệu của Google để đạt mức tăng trưởng đáng kể.

Cuối cùng, đó là việc mở rộng quy mô. Các đơn vị tham gia sẽ được chia sẻ liến thức để mở rộng ứng dụng ra thị trường thế giới bằng cách tận dụng các chiến lược đa dạng hóa thị trường và nền tảng.

Các studio có thể tìm hiểu thêm và đăng ký tham gia chương trình Apps Growth Lab 2023 tại: goo.gle/agl2023_vn./.

Bài liên quan
  • Google lập quỹ hỗ trợ các cơ quan truyền thông Đài Loan
    Công ty Google của Alphabet vừa cho biết sẽ thành lập quỹ giá 300 triệu Đài tệ (9,8 triệu USD) trong vòng 3 năm tới để giúp thúc đẩy các hoạt động không ngừng và khả năng cạnh tranh mảng kỹ thuật số của các cơ quan truyền thông Đài Loan (Trung Quốc).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Startup Việt vươn ra thế giới: Làm thế nào để tồn tại giữa vùng nước lạ?
    VinCSS vươn ra thị trường quốc tế không chỉ để phát triển kinh doanh, mà còn để học hỏi kinh nghiệm, làm tốt hơn và thu về nhiều ý tưởng mới để có thể quay về giải quyết những bài toán trong nước và đóng góp cho Việt Nam.
  • Tiếp cận về văn hóa số trong thời đại số
    Trong chiến lược chuyển đổi số, những thuật ngữ như “kinh tế số”, “xã hội số”, “văn hóa số” cũng được đề cập một cách thường xuyên, vừa như phương thức, vừa như hệ quả của sự chuyển đổi. Trong đó, thuật ngữ “văn hóa số” có lẽ là phức tạp hơn cả, cũng như bản thân sự phức tạp vốn có của văn hóa. Bài viết góp một thảo luận sâu và rộng hơn về chủ đề này, thay vì cách hiểu máy móc và đơn giản là sự chuyển dịch của văn hóa trên nền tảng số.
  • Đưa các ấn phẩm báo Xuân lên nền tảng số phục vụ bạn đọc
    Hàng trăm ấn phẩm Xuân của các báo, tạp chí Trung ương, tỉnh Thái Nguyên và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được trưng bày, giới thiệu tại phòng đọc báo Xuân Ất Tỵ năm 2025.
  • Báo chí cách mạng Việt Nam Một thế kỷ xung trận
    Báo chí từ thời điểm khai sinh đã tự mình làm những cuộc cách mạng, tuyệt nhiên không thuần túy thực thi bổn phận bằng những cuộc rượt đuổi thụ động, lệ thuộc theo đời sống và sự kiện, mà từ đời sống và sự kiện, phản ánh và xác lập những mục tiêu cao hơn, kết nối quá khứ và tương lai bằng những bước chuyển mình đậm tính định hướng, tính thời đại.
  • Gần 1 triệu bưu gửi mỗi ngày, Bưu điện huy động tối đa mọi lực lượng giao hàng trước Tết
    Với nguyên tắc phát hết hàng hóa trong ca, trong ngày, Bưu điện Việt Nam đã chủ động bố trí lực lượng phát, bưu tá phù hợp cho từng tuyến phát, tổ chức phát hàng cả vào thứ Bảy, Chủ nhật và ngoài giờ hành chính, để đảm bảo hàng hóa được phát chính xác tới người nhận nhanh nhất.
Đừng bỏ lỡ
Google mở rộng chương trình đào tạo cho các nhà phát triển ứng dụng tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO