Hà Nội cải thiện môi trường làm việc, tính toán tăng thu nhập cho CBCCVC

Đỗ Thêu| 18/10/2022 13:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nghỉ việc, thôi việc. Trong đó chú trọng công tác cải thiện môi trường làm việc, tính toán tăng thêm thu nhập cho công chức, viên chức.

Triển khai kịp thời nhiều giải pháp

Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Nó khiến cho chất lượng cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Khi áp lực công việc ngày càng lớn, thu nhập lại không được cải thiện sẽ dẫn tới tình trạng nghỉ việc lan rộng.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3256/UBND-SNV về việc khắc phục tình trạng CBCCVC nghỉ việc, thôi việc. Động thái này của Hà Nội nhằm triển khai thực hiện Văn bản 4536/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ về khắc phục tình trạng CBCCVC nghỉ việc, thôi việc.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố và UBND quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện một số giải pháp để khắc phục tình trạng này, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đội ngũ CBCCVC.

9 nhóm giải pháp trọng tâm đã được Hà Nội đưa ra. Các sở, ban, ngành chủ động tham mưu UBND Thành phố phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với CBCCVC có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt công việc, khuyến khích CBCCVC làm việc. 

Cùng đó, đổi mới công tác bố trí, sử dụng CBCCVC để tạo cơ hội phát triển, nhất là cán bộ trẻ; Tạo điều kiện để CBCCVC được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước một cách thiết thực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

Chú trọng tính toán để tăng thu nhập cho CBCCVC

Xác định vấn đề thu nhập chính là điểm mấu chốt dẫn tới tình trạng trên, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đề xuất ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nâng mức thu nhập bình quân đối với công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố. Đồng thời, xây dựng cơ chế, định mức khoán chi thường xuyên, thực hiện thí điểm chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của CBCCVC, NLĐ, báo cáo thành phố để thực hiện theo thẩm quyền.

Chia sẻ với báo chí về thực trạng trên, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng CBCCVC nghỉ việc, thôi việc. Nguyên nhân đầu tiên và hết sức quan trọng đó là về cơ bản lao động trong khu vực công có thu nhập rất thấp, tiền lương không đảm bảo đời sống hiện nay, cùng với đó là áp lực công việc trong khu vực công rất cao.

Nguyên nhân thứ 2 là môi trường làm việc của CBCCVC chưa thật sự hấp dẫn. Ví dụ, như có quá nhiều các quy định, quy chế ràng buộc, gò bó hành chính. Việc đánh giá kết quả làm việc của CBCCVC chưa thật sự khoa học, minh bạch cũng như đánh giá đúng công sức mà người lao động đã bỏ ra.

Trong khi đó, mức đãi ngộ, động viên người lao động còn thấp, cào bằng và không chính xác nên không khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức làm việc, kể cả lãnh đạo cũng chưa thực sự phát huy được tính năng động, sáng tạo của nhân viên mà còn nặng về quản lý hành chính.

Nguyên nhân thứ 3 cũng hết sức quan trọng đó là cơ hội phát triển, trong đó có cơ hội thăng tiến của công chức, viên chức còn hạn chế, chưa khách quan, chưa khuyến khích mọi người phấn đấu tốt. Đôi khi còn nặng về mối quan hệ cá nhân.

Từ nguyên nhân chủ yếu đã phân tích ở trên cần phải có giải pháp, biện pháp để khắc phục tình trạng dịch chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư.

Cụ thể, muốn giữ chân được người lao động trong khu vực công thì cần phải cải cách mạnh mẽ về chính sách tiền lương và chế độ khen thưởng, phải đảm bảo thu nhập của người lao động có mức sống khá đối với công sức bỏ ra. Đồng thời phải có biện pháp đánh giá công chức, viên chức một cách khách quan, minh bạch dựa trên kết quả họ đạt được trong quá trình làm việc và có chế độ khen thưởng xứng đáng, không cào bằng.

Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, xây dựng môi trường làm việc văn hóa công sở, văn hóa từ chức trong cơ quan nhà nước để tạo ra môi trường làm việc thật tốt, hấp dẫn và đảm bảo cơ hội phát triển cho người lao động, trong đó có cơ hội thăng tiến./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ ngành, địa phương cập nhật triển khai 7 nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 57
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
  • Khi nào nên đưa thông tin người tham chiếu vào CV?
    Một CV được viết tốt giúp làm nổi bật trình độ và thành tích của bạn nhưng người tham chiếu mới là người xác nhận các tuyên bố của bạn và làm tăng độ tin cậy. Tuy nhiên, có những lúc không cần thiết phải đưa người tham chiếu vào CV. Hãy cùng tìm hiểu khi nào nên đưa người tham chiếu vào CV của bạn và khi nào thì tốt hơn là nên bỏ chúng đi ngay sau đây nhé.
  • Mỹ thúc đẩy bổ nhiệm lãnh đạo, ứng dụng American made AI trong các cơ quan liên bang
    Ngày 7/4/2025, Nhà Trắng đã có chỉ thị yêu cầu các cơ quan liên bang bổ nhiệm các giám đốc AI và xây dựng các chiến lược AI.
  • Đẩy nhanh cơ chế sandbox ở Việt Nam
    Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đã được nhiều quốc gia áp dụng hiệu quả cho các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ mới. Tại Việt Nam, cơ chế sandbox đã được nghiên cứu và quy định trong một số lĩnh vực, xong việc áp dụng vẫn khá dè dặt.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển báo chí và vận dụng vào phát triển báo chí - truyền thông trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm với báo chí; đặc biệt là định hướng cho sự phát triển của báo chí. Bởi lẽ, sự chú trọng này không chỉ xuất phát từ chính bản thân Người là một nhà báo vĩ đại báo, mà theo Người, báo chí là vũ khí sắc bén của Cách mạng, là đội quân xung kích trong công tác tư tưởng, là một bộ phận cơ bản, quan trọng không thể tách rời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cải thiện môi trường làm việc, tính toán tăng thu nhập cho CBCCVC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO