Đời sống xã hội

Hà Nội đặt lộ trình thành lập 5 quận mới

Hoàng Hà 07/08/2024 14:38

Hà Nội phấn đấu trình Quốc hội xem xét huyện Đông Anh và Gia Lâm được công nhận thành quận vào cuối năm 2024, xây dựng lộ trình đưa các huyện Thanh Trì và Hoài Đức lên quận trong năm 2025.

Sáng ngày 7/8, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội.

Gia Lâm và Đông Anh sẽ thành quận năm 2024

Ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đã báo cáo về kết quả thực hiện Đề án của 5 huyện trong 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hai huyện trên đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện Đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận.

Xét về nhóm tiêu chuẩn “Diện tích tự nhiên” và “Quy mô dân số”, huyện Thanh Trì, huyện Hoài Đức và Đan Phượng đều đạt của tiêu chí thành lập quận. Tuy nhiên, tiêu chí thành lập phường và tiêu chuẩn “Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, 3 huyện trên đều chưa đạt 100% tiêu chí thành lập phường, thành lập quận. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, căn cứ theo quy định, phạm vi đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập đơn vị hành chính đô thị. Trong khi đó, thành phố Hà Nội chưa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng vẫn còn diện tích đất nằm ngoài khu vực phát triển đô thị. Trong đó, huyện Đan Phượng là đơn vị khó đáp ứng được yêu cầu quy hoạch đô thị toàn bộ ranh giới huyện. Về thực hiện các tiêu chí, hầu hết các xã của 5 huyện chưa bảo đảm tiêu chí tự cân đối thu, chi ngân sách.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết theo quy định, phạm vi đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập đơn vị hành chính đô thị. Trong khi đó, thành phố chưa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị. huyện Đan Phượng là đơn vị khó đáp ứng được yêu cầu quy hoạch đô thị toàn bộ ranh giới huyện. Về thực hiện các tiêu chí, hầu hết các xã của 5 huyện chưa bảo đảm tiêu chí tự cân đối thu, chi ngân sách.

anh-ha-noi-2.jpg

Từ nay tới hết năm 2024, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện công tác lập hồ sơ Đề án và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương thẩm định; phấn đấu trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận của huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm vào quý IV/2024 hoặc đầu quý I/2025.

Hà Nội đặt mục tiêu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt Đề án xem xét thành lập quận đối với huyện Thanh Trì vào quý II/2025 và huyện Hoài Đức vào quý III/2025. Đối với huyện Đan Phượng, địa phương đang tiếp tục chủ động phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án.

Mục tiêu đưa huyện Thanh Trì và Hoài Đức thành quận vào năm 2025

Thảo luận tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành và thành viên trong Ban Chỉ đạo đã trực tiếp trao đổi bổ sung giải pháp để hoàn thành các tiêu chí và những vấn đề liên quan đến quy hoạch, cân đối thu chi ngân sách. Trong đó xác định việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao đời sống của nhân dân là vấn đề quan trọng nhất cần hướng đến. Việc phát triển huyện thành quận trong giai đoạn hiện nay cần bám sát các quy định của Luật Thủ đô năm 2024, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Thành phố đã tạo nhiều cơ chế, chính sách đầy đủ để các huyện có cơ hội hoàn thiện các bộ tiêu chí huyện thành quận, đồng thời quyết tâm đưa 5 huyện hoàn thành chương trình nông thôn mới nâng cao bằng những chính sách cụ thể. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ đề nghị các huyện đẩy nhanh tiến độ đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư dự án, bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu tự cân đối ngân sách cấp huyện. Đối với cân đối ngân sách cấp xã, Thành phố sẽ báo cáo Bộ Tài chính về việc khi thực hiện chính quyền đô thị, cấp phường chỉ là cấp dự toán. Đồng thời UBND Thành phố cần phối hợp với các bộ, ngành thống nhất một số quan điểm trước khi hồ sơ trình Ủyban Thường vụ Quốc hội xem xét

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Chỉ đạo cập nhật các quan điểm mới, xác định quy trình chuẩn trong thiết lập hồ sơ, bảo đảm thuyết trình đầy đủ, thuyết phục trình cấp có thẩm quyền. Đồng thời, UBND TP Hà Nội cần phối hợp với các bộ, ngành thống nhất một số quan điểm trước khi hồ sơ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, quan điểm của Thành phố triển khai xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận nhằm thay đổi một cách thực chất về cơ sở vật chất, đời sống người dân được thụ hưởng ở tất cả các mặt. Đây còn là cơ hội rất tốt cho Hà Nội nhằm thay đổi về tư duy, triết lý phát triển đô thị và phát triển Thủ đô.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cho biết, phấn đấu ít nhất đến cuối năm 2024 huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm được công nhận thành quận. Năm 2025, Thành phố tập trung đưa huyện Thanh Trì và huyện Hoài Đức thành quận. Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành của thành phố với vai trò đầu mối cơ quan chuyên môn của các Bộ, cơ quan Trung ương để chủ động phối hợp giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện cho các huyện hoàn thành các tiêu chí và thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đặt lộ trình thành lập 5 quận mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO