Hà Nội tăng cường ứng dụng CNTT truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm an toàn

Xuân Tuấn| 28/04/2020 18:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Hà Nội phấn đấu 100% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng CNTT truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR.

Thực hiện mục tiêu Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TP. Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020, năm 2020, Thành phố phấn đấu duy trì, tăng mới hơn 20% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội; phấn đấu 100% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng CNTT truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR.

Bên cạnh đó, Thành phố duy trì chuỗi đã được chứng nhận và hỗ trợ mới ít nhất 10 chuỗi áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm liên kết theo chuỗi.

Để đạt được mục tiêu này, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, kết nối nông, lâm, thủy sản an toàn: Xây dựng, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản kết hợp với thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

Đồng thời, Thành phố khuyến khích phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm chủ lực, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt, chương trình quản lý chất lượng tiến tiến, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hà Nội ứng dụng CNTT truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm an toàn - Ảnh 1.

Hà Nội phấn đấu 100% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng CNTT truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR. Ảnh XT.

Thành phố cũng sẽ tăng cường hợp tác các tỉnh, thành phố, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đưa sản phẩm an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng Thủ đô; Phối hợp tổ chức các hội chợ, tuần lễ giới thiệu, xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn.

Thành phố cũng tiếp tục phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm Hà Nội (hn.check.net.vn, check.gov.vn); Ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Các đơn vị cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ ứng dụng hệ thống thông tin điện tử trong truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao như rau, củ, trái cây, thịt, thủy sản; Phát triển quảng bá sản phẩm an toàn theo chuỗi trên chợ thương mại điện tử (chonhanminh.vn) đúng quy định; Xây dựng quy chế hoạt động, phát triển giao dịch, phối hợp thường xuyên cập nhật, cải tiến tính năng của chợ và các phần mềm ứng dụng phục vụ người kinh doanh và người tiêu dùng.

Ngoài ra, các đơn vị đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm tự công bố các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tập trung vào các sản phẩm, các cơ sở có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao. Thông báo, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những sản phẩm vi phạm để người tiêu dùng biết và xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm.

Song song với đó, các đơn vị đẩy mạnh lấy mẫu giám sát thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên diện rộng; Phát hiện, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu khắc phục triệt để các vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ, quả, chè; kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản ô nhiễm vi sinh trong thịt; Kiểm tra đột xuất, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, các cơ sở sản xuất, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; điều tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm mất an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

Các đơn vị cũng cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, kiến thức, cơ chế, chính sách liên quan đến liên kết chuỗi tới người sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; Hướng dẫn người tiêu dùng nhận diện, lựa chọn và tin dùng sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm theo chuỗi.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
  • Chấn chỉnh, đảm bảo hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật
    Các hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng biến tướng ti vi dưới nhiều hình thức. Đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, dễ bị biến tướng thành các hoạt động lừa đảo, huy động tài chính bất hợp pháp, gây hệ lụy xấu trên quy mô lớn cho xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tăng cường ứng dụng CNTT truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm an toàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO