Make in Vietnam

Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

AD 05/11/2024 14:37

Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.

Ngày 4/11/2024, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia 2024 được tổ chức do Cục xúc tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) chủ trì. Thương hiệu Quốc gia là chương trình xúc tiến thương mại duy nhất cấp Chính phủ, được Bộ Công Thương chủ trì thực hiện từ năm 2003 nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia qua thương hiệu sản phẩm mạnh. Các sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng 3 tiêu chí cốt lõi: “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong” để đạt danh hiệu này.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS và Nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 do Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công thương trao tặng, nhờ đóng góp và thành tựu nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

418-202411051054001.jpg
MISA AMIS và MISA FinGov được công nhận là Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 do Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công thương trao tặng.

MISA AMIS giúp giải quyết 3 bài toán khó của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số

MISA AMIS là nền tảng quản trị doanh nghiệp (DN) toàn diện đã và đang hỗ trợ 250.000 DN Việt Nam CĐS với 4 phân hệ: tài chính - kế toán, marketing - bán hàng, quản trị nhân sự và văn phòng số, đáp ứng mọi quy mô và ngành nghề. Với chi phí thấp - dễ triển khai - nhanh có kết quả, MISA AMIS đặc biệt phù hợp cho DN nhỏ và vừa (SMEs) giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả quản lý.

Nền tảng MISA AMIS giúp giải quyết được 3 bài toán khó của các DN nhỏ và vừa trong quá trình CĐS.

Bài toán thứ nhất là DN quy mô nhỏ, vừa khó tiếp cận các giải pháp ERP toàn diện do chi phí rất cao trong khi tính năng quá dư thừa, không thể sử dụng hết.

Bài toán thứ hai là các SME đang ứng dụng giải pháp CĐS rời rạc, không kết nối với nhau và không kết nối với các hệ thống bên ngoài khác khiến dữ liệu phân mảnh, phải nhập liệu nhiều lần gây tốn thời gian và nhân lực.

Bài toán thứ ba là khi DN phát triển, mở rộng quy mô dần lên thì ứng dụng đang triển khai không còn phù hợp nữa và cần phải thay. Nhưng khi thay thế thì khó có thể kế thừa dữ liệu lịch sử rất quan trọng ở ứng dụng cũ.

418-202411051054002.png
MISA AMIS là nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện, đáp ứng mọi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.

Để đảm bảo dễ triển khai, nền tảng MISA AMIS được thiết kế phù hợp với đặc thù của các SME tại Việt Nam, có thể theo sát DN trong hành trình phát triển mà không cần phải thay đổi nền tảng và dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian đào tạo cho nhân viên. Bên cạnh đó, MISA AMIS được nghiên cứu phù hợp hệ thống tài chính - kế toán - thuế và các thông tư, nghị định, luật tại Việt Nam. Các DN có thể dễ dàng triển khai với độ tương thích cao, nhanh đem lại kết quả.

Về tốc độ triển khai, theo khảo sát của MISA, chỉ sau một thời gian ngắn triển khai nền tảng quản trị DN hợp nhất MISA AMIS, nhiều DN ghi nhận tiết kiệm 25% chi phí, tăng 47% năng suất làm việc và 32% lợi nhuận.

Đối với khía cạnh về chi phí, MISA AMIS với 4 phân hệ bao gồm Tài chính - Kế toán, Marketing - Bán hàng, Nhân sự và Văn phòng số. Các phân hệ này tiếp tục được phân chia thành các ứng dụng nhỏ, phù hợp với mọi nhu cầu theo quy mô, ngành nghề và triển khai được theo từng giai đoạn của DN.

Hệ sinh thái MISA AMIS cho phép DN lựa chọn triển khai một số nghiệp vụ theo nhu cầu và sẵn sàng đáp ứng bổ sung thêm các nghiệp vụ khác khi DN mở rộng quy mô chỉ trên một nền tảng duy nhất, giúp các SME tiết kiệm chi phí và dữ liệu được liên thông, xuyên suốt, có tính kế thừa cao.

Đặc biệt, MISA AMIS tích hợp trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) MISA AVA, hỗ trợ lãnh đạo truy vấn và phân tích dữ liệu nhanh chóng, nâng cao hiệu quả quyết định và khả năng cạnh tranh. Là một trong bốn giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc nhất Việt Nam năm 2023, MISA AMIS không chỉ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng DN Việt mà còn góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế số và đất nước.

MISA FinGov - Giải pháp tiên phong thúc đẩy Chính phủ số trong việc quản trị tài chính Nhà nước

Bên cạnh MISA AMIS, nền tảng MISA FinGov cũng được công nhận là Thương hiệu quốc gia. Đây là giải pháp tiên phong thúc đẩy Chính phủ số trong việc quản trị tài chính Nhà nước tại Việt Nam.

MISA FinGov là hệ sinh thái hợp nhất các nghiệp vụ quản trị tài chính trên cùng 01 hệ thống: Lập phê duyệt, tổng hợp dự toán theo nhu cầu của toàn ngành, toàn địa phương; phân bổ và giao dự toán; chấp hành dự toán ngân sách; quản lý theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện thu – chi ngân sách; quyết toán ngân sách Nhà nước; quản lý tài sản; tính lương và quản lý dự toán tiền lương.

418-202411051054003.png
MISA FinGov là giải pháp tiên phong thúc đẩy Chính phủ số trong việc quản trị tài chính Nhà nước tại Việt Nam.

MISA FinGov chia thành nhiều nghiệp vụ nhỏ và dễ dàng liên thông dữ liệu giữa các nghiệp vụ để tự động hóa quy trình tác nghiệp tăng năng suất tránh chồng chéo, tuy nhiên vẫn có thể triển khai độc lập từng nghiệp vụ để các Bộ ngành và các Địa phương dễ dàng sử dụng nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu.

misa-fingov.jpg

Tích hợp các nghiệp vụ trên một hệ thống duy nhất, MISA FinGov tự động hóa quy trình ngân sách cho cơ quan Nhà nước, giúp tăng 70% năng suất, giảm 80% công sức và 50% chi phí hàng năm, đảm bảo quy trình vận hành trơn tru. Nền tảng còn hỗ trợ quản lý thông tin tài chính tập trung từ Cơ quan tài chính đến đơn vị trực thuộc, đóng góp vào cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia. Hiện tại, MISA FinGov đang hỗ trợ chuyển đổi số cho 50.000 đơn vị hành chính tại 63 tỉnh thành.

Với sự công nhận là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, MISA cam kết tiếp tục đổi mới sáng tạo để cung cấp các giải pháp số đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ hành trình chuyển đổi số toàn diện cho các tổ chức, DN, cá nhân, từ đó, góp phần xây dựng nền kinh tế số vững mạnh và phồn thịnh cho đất nước./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
Đừng bỏ lỡ
Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO