Hiểu đúng về cách mạng công nghiệp 4.0

Quang Hưng| 06/08/2020 10:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra khi con người, máy móc và sản phẩm được liên kết trực tiếp với nhau.

Hiểu đúng về cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa [1]

Không có một định nghĩa thống nhất cho cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Tuy nhiên, các văn bản thường hay trích diễn giải của Klaus Schwab, người sáng lập và là chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới, trong 1 bài viết về CMCN 4.0 vào năm 2016 như dưới đây:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Diễn giải này cho 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước thì khá rõ ràng, nhưng phần giải thích về CMCN 4.0 lại rất khó hiểu.

Hiểu đúng về cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 2.

Tóm tắt 4 cuộc cách mạng công nghiệp. [3]

Mọi ngả dường đều dẫn đến nước Đức

Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được đề cập vài lần trong giới học thuật trong 75 năm qua. Nhưng khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh thì mới lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011.

Năm 2013, từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ một báo cáo của chính phủ Đức sử dụng cụm từ này nhằm đề cập tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.

Tham khảo tài liệu của Đức, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là khi con người, máy móc và sản phẩm được liên kết trực tiếp với nhau. Lấy ví dụ, một nhà máy sản xuất quần bò LEVI"S đã sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất (công nghiệp 3.0). Tuy nhiên, nhà máy này vẫn chỉ sản xuất ra một vài mầu sắc, mẫu mã và kích thước có sẵn. Sản phẩm sau đó, sẽ được phân phối tới các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cho khách hàng chọn lựa. Một số mẫu được khách hàng ưa chuộng thì hết veo, số khác thì ế ẩm trên kệ.

Công nghiệp 4.0 làm được gì ở đây? Công nghiệp 4.0 cho phép khách hàng gửi số đo, mầu sắc ưa thích tới nhà máy và sản phẩm khi làm ra đều đã có chủ, theo nhu cầu cá nhân. Chả phải nam thanh, nữ tú người Việt ta vẫn phải cắt ngắn ống quần bò khi mua về sao, chưa kể người thì bụng to, người thì mông lép,… Với công nghiệp 4.0, bạn không cần lo nữa.

Liên kết con người, máy móc và sản phẩm

Với các sản phẩm thông minh hơn, ví dụ như ô-tô, hay thang máy chẳng hạn, thiết bị có thể gửi thông tin về nhà sản xuất để báo cho khách hàng lịch bảo dưỡng, thay thế phù hợp; thói quen người sử dụng như thế nào để nhà máy sản xuất có thể tối ưu hóa, điều chỉnh cho sản phẩm thế hệ sau. Các công nghệ Big-Data, trí tuệ nhận tạo, Internet vạn vật (IoT),… tha hồ có đất sống ở đây.

Ý nghĩa của việc con người, máy móc và sản phẩm được liên kết trực tiếp với nhau nên được hiểu nôn na là như vậy.

Tới đây, các bạn có thể thấy rằng, có quá nhiều thứ thuộc 3.0 nhưng chúng ta lại ngộ nhận là 4.0 (ví dụ: máy tính, tự động hóa), và liệu có thứ gì không liên quan đến công nghiệp 4.0 nhưng cũng bị lôi vào không? Mời các bạn tiếp tục theo dõi loạt bài về CMCN 4.0.

Tài liệu tham khảo

[1]. The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond, Klaus Schwab, 2016, https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond/

[2]. Was ist Industrie 4.0?, https://www.plattform-i40.de/PI40/Navigation/DE/Industrie40/WasIndustrie40/was-ist-industrie-40.html

[3]. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_4.0 và các tài liệu liên kết.

[4]. Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Những Điều Bạn Chưa Biết,

https://zingnews.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html

[5]. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? - https://zingnews.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Hiểu đúng về cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO