Truyền thông

Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20

PV 18/05/2023 08:07

Ngày 17/5, Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (SOM-DOC) đã diễn ra tại Hạ Long.

dsc01146-16843316300711200073646.jpeg
Tại hội nghị, các nước tái khẳng định giá trị, tầm quan trọng của DOC đối với khu vực. Nguồn: BNG.

Trước đó, các nước ASEAN đã họp điều phối lập trường. Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Hội nghị SOM DOC lần này được tổ chức sau gần hai năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, do Myanmar, nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, và Trung Quốc đồng chủ trì.

Tại hội nghị, các nước tái khẳng định giá trị, tầm quan trọng của DOC đối với khu vực; theo đó, đánh giá cao một số kết quả tích cực trong thực hiện DOC thời gian qua, mặc dù khu vực phải chịu tác động sâu rộng của đại dịch.

Nhiều hoạt động hợp tác cụ thể đã được triển khai hiệu quả, đúng kế hoạch, trong đó có hợp tác bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, đối xử nhân đạo và công bằng đối với ngư dân, tìm kiếm, cứu nạn trên biển... Các nước ghi nhận các hoạt động kỷ niệm 20 năm ký kết DOC được tiến hành trong năm 2022.

Bên cạnh đó, các nước chia sẻ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian qua, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven Biển Đông, theo đó nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc càng cần thực hiện DOC nghiêm túc, hiệu quả và đầy đủ tất cả các điều khoản của DOC.

Các nước tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tôn trọng các nguyên tắc như thực hiện kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Hội nghị SOM - DOC ghi nhận tiến triển trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và trao đổi các định hướng cho tiến trình đàm phán COC do Nhóm Công tác về DOC (JWG DOC) thực hiện.

Các nước nhấn mạnh cần đạt được Bộ Quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, góp phần xây dựng lòng tin, tin cậy, quản lý hiệu quả hơn các sự cố trên Biển Đông.

dsc01183-16843315773041774385491.jpeg
Đại sứ Vũ Hồ - Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam. Nguồn: BNG.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ nhấn mạnh, Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, do đó việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này không chỉ là lợi ích, trách nhiệm chung của ASEAN và Trung Quốc, mà còn thể hiện trách nhiệm của hai bên đối với cộng đồng quốc tế.

Trước thực trạng tình hình Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp, các hành động đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế vẫn tiếp diễn, Đại sứ đề nghị các nước phát huy “nói đi đôi với làm,” biến các cam kết chính trị thành các hành động cụ thể, phù hợp trên thực địa.

Trên tinh thần đó, Đại sứ nhấn mạnh cần lấy các quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS làm “kim chỉ nam” cho các hoạt động trên Biển Đông.

Trong khi đẩy mạnh các nỗ lực đạt được Bộ Quy tắc COC thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS, được cộng đồng quốc tế ủng hộ, các nước cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ mọi điều khoản của DOC. Nỗ lực này sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC.

Kết thúc, Hội nghị đã nhất trí với đề xuất đăng cai Hội nghị SOM-DOC lần thứ 21 của Trung Quốc, dự kiến trong quý 4/2023./.

Bài liên quan
  • Vấn đề Biển Đông - góc nhìn từ các học giả
    Theo bà Paola Pampaloni, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á và Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại Liên minh châu Âu (EEAS), EU có lợi ích chiến lược và kinh tế sống còn gắn liền với an ninh không gian biển và sự thịnh vượng của các quốc gia ven biển Đông. EU phản đối mạnh mẽ bất cứ hành vi nào làm gia tăng căng thẳng và làm suy yếu trật tự dựa trên luật lệ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO