Hội thảo khoa học “Những giải pháp đột phá cho mạng di động 5G”.

03/11/2015 22:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhằm tăng cường các hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học Việt Nam và các học giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), chiều ngày 17/10, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Những giải pháp đột phá cho mạng di động 5G” (Disruptive wireless solutions for 5G & beyond).

Hội thảo “Disruptive wireless solutions for 5G & beyond” được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông. Đến tham dự hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, giảng viên, đại diện của một số doanh nghiệp trong nước. Nội dung chính của hội thảo là những chia sẻ của Giáo sư Lajos Hanzo đến từ trường Đại học Southampton, Vương quốc Anh, về các giải pháp cho mạng 5G.

Giáo sư Lajos Hanzo trình bày tại Hội thảo " Disruptive wireless solutions for 5G & beyond"

Bước nhảy điện tử (Quantum - Leaps) trong định luật Moore đã mang lại cuộc cách mạng cho mạng không dây trong ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, hiện tại trả lời câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể duy trì tốc độ phát triển này?  Giáo sư Lajos Hanzo cho biết, sự phổ biến của điện thoại thông minh và máy tính bảng đã khiến cho lưu lượng dữ liệu tăng nhanh với tốc độ được ví như những con sóng thần dữ liệu “data-tsunami”, vì vậy, cộng đồng truyền thông không dây cần phải tìm kiếm những giải pháp để giải quyết vấn đề này. Trên thực tế,  phổ tần dưới 2 GHz, có mức suy giảm tín hiệu thấp, đã bị lấp đầy bởi các dịch vụ Hotspot, do vậy, cần phải đẩy nhanh nghiên cứu các kỹ thuật mới.

Có bốn kỹ thuật mới được Giáo sư Lajos Hanzo đề cập đó là: Xây dựng hệ thống MIMO quy mô lớn (LS-MIMO – Large Scale Multiple Input Multiple Output); Kết hợp hệ thống nhận thức và cộng tác (Cooperative & Cognitive Systems); Tìm kiếm phổ tần bổ sung và Lai ghép sóng mircro và quang điện từ (Hybrid Micro-wave & free-space Optical).

Các hệ thống LS-MIMO đã đạt được những thành công trong truyền tải thông tin vô tuyến, bởi dung lượng của hệ thống MIMO có thể tăng tuyến tính với số lượng anten phát cũng như anten thu (lớn hơn hoặc bằng số lượng anten phát). Tốc độ dữ liệu của một hệ thống MIMO tăng tuyến tính với số lượng anten phát mà không cần mở rộng băng tần hay tăng công suất.

Sự kết hợp giữa hệ thống nhận thức và cộng tác cũng có thể được xem như là “hệ thống LS-MIMO phân tán” và vì thế những hệ thống này cũng mang lại tiềm năng như hệ thống LS-MIMO. Bên cạnh đó với đặc tính của mình, các hệ thống này còn có thể hỗ trợ hạn chế hiện tượng suy giảm dung lượng của MIMO trong trường hợp có phading, mặc dù thông lượng của hệ thống bị giảm một nửa do sử dụng phương thức truyền tải bán song công (half-duplex).

Việc tìm kiếm nguồn tài nguyên phổ bổ sung cũng là một chú ý. Hiện tại các nhà khoa học đã chuyển trọng tâm nghiên cứu tới phổ tần mm (mm-wave), phổ tần mà cho đến nay phần lớn chưa được sử dụng, và một phần sóng quang vô tuyến trong phổ điện từ.

Cuối cùng là công nghệ lai ghép sóng quang học không gian tự do và sóng ngắn kết hợp với multi-cell cũng như công nghệ truyền thông bằng ánh sáng nhìn thấy (Visible Light CommunicationVLC) là những lĩnh vực hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

Ngoài các nội dung chính trên, Giáo sư Lajos Hanzo cũng đã trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu về kỹ thuật LS-MIMO và các vấn đề liên quan đến 5G.

Giáo sư Lajos Hanzo được biết tới là một trong những giáo sư đầu ngành của thế giới về lĩnh vực Thông tin di động, người đã xuất bản hơn 10.000 trang sách và công bố hơn 1400 công trình nghiên cứu cho các ấn phẩm của hiệp hội IEEE; Trưởng ban biên tập của IEEE Press và là giảng viên xuất sắc của hiệp hội IEEE. Hiện nay, Ông là nhà khoa học dẫn đầu trong các nghiên cứu về công nghệ di động 5G trên thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo khoa học “Những giải pháp đột phá cho mạng di động 5G”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO