Hợp tác ASEAN - Nhật Bản tăng cường đảm bảo an toàn an ninh mạng

Bùi Thanh Hà| 30/07/2020 11:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Một thế giới phẳng, đang phẳng về thông tin. Một thế giới đang phẳng về tri thức. Không có rào cản, không có biên giới quốc gia trong kết nối toàn cầu.

Tội phạm mạng cũng không có giới hạn về lãnh thổ. Do vậy, hợp tác quốc tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tại Việt Nam, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng đến thời điểm hiện tại với quốc gia nào là lớn nhất? Không phải với Mỹ, chưa phải với Nga, càng không phải với Trung Quốc. Theo báo cáo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, quốc gia đó chính là Nhật Bản. Bài báo phân tích những chiến lược mang lại thành công của Nhật Bản và những hợp tác trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Chiến lược an toàn mạng của Nhật Bản

Chính sách phát triển trong một lĩnh vực cụ thể của một quốc gia được thể hiện trong các văn bản: Chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực; kế hoạch hằng năm; sách trắng; các thống kê, các báo cáo; và một số tài liệu khác.

Tại Nhật Bản, chính sách về an toàn an ninh mạng được thể hiện rõ nhất tại "Chiến lược về An toàn mạng" năm 2018 gồm 5 phần cơ bản.

Phần thứ nhất giới thiệu về những thay đổi trong thực tế trong các chính sách phát triển của Chính phủ Nhật Bản, đồng thời những biến chuyển mới trong không gian và công nghệ kể từ bản Chiến lược cũ được xây dựng năm 2015.

Phần thứ hai nói về những khái niệm, các lợi ích và các mối đe dọa ngày càng gia tăng trong không gian mạng.

Phần thứ ba đưa ra tầm nhìn và mục tiêu của chiến lược của Nhật Bản, tập trung vào hai vấn đề lớn.

Một là, giữ vững vai trò, vị trí của an toàn mạng đã được đưa ra trong các văn bản liên quan trước đó, đảm bảo về ý tưởng, về nguyên tắc, các luật lệ thực thi… nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân, đảm bảo hòa bình, ổn định cho quốc gia và quốc tế.

Hai là, tầm nhìn cơ bản là mục tiêu cần đạt được. Nhật Bản đặt mục tiêu hiện thực hóa một xã hội trong đó không gian mạng phát triển bền vững, tạo ra các giá trị vô hạn với các giá trị và dịch vụ mới được tạo ra liên tục, mang lại sự phong phú cho người dân. Có 3 cách để đạt được các mục tiêu này là: đảm bảo sứ mệnh của các nhà cung cấp dịch vụ; quản trị rủi ro; và các biện pháp, các hoạt động tham gia, phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức trong đảm bảo an toàn mạng.

Phần thứ tư là trọng tâm nội dung của Chiến lược với các cách tiếp cận chính sách như: (1) Đảm bảo sức sống kinh tế - xã hội và phát triển bền vững; (2) Xây dựng một xã hội đảm bảo an toàn, anh ninh cho con người; (3) Đóng góp cho hòa bình, ổn định của cộng đồng quốc tế và an ninh quốc gia Nhật Bản; (4) Phương pháp xuyên suốt đối với an ninh mạng gồm các biện pháp về nhân lực, nghiên cứu và phát triển; hợp tác giữa các bên tham gia.

Phần thứ năm nêu rõ các biện pháp thúc đẩy và thực thi trong đảm bảo an toàn không gian mạng tại Nhật Bản. Mỗi đơn vị liên quan tại Nhật Bản đều cần thực hiện vai trò của mình một cách chủ động, tích cực nhằm hoàn thành nhiệm vụ một cách nhất quán, theo sự điều phối chung của Nội các Chính phủ Nhật Bản.

Chính sách hợp tác quốc tế của Nhật Bản

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn mạng, Nhật Bản xây dựng chính sách gồm 3 định hướng cơ bản: 

(1) Tăng cường hiểu biết chung trên toàn cầu trên cơ sở tôn trọng tính đa dạng của các quốc gia để cùng tồn tại và tối đa hóa lợi ích của các bên; 

(2) Đóng góp cho cộng đồng toàn cầu: Nhật Bản có hạ tầng viễn thông phát triển đứng hàng đầu thế giới và đã từng đối mặt với các vấn đề an toàn mạng nghiêm trọng trước các nước khác, đã xử lý và đã thành công nên với kinh nghiệm và kiến thức của người tiên phong, Nhật Bản sẽ luôn nỗ lực giải quyết các vấn đề thách thức hiệu quả hơn và hỗ trợ các nước khác trong nâng cao năng lực, xây dựng các cơ chế ứng cứu sự cố, cơ chế chia sẻ thông tin; 

(3) Mở rộng các giới hạn công nghệ cấp độ toàn cầu: Nhật Bản đánh giá cao sự phát triển ổn định của công nghệ, mở rộng biên giới công nghệ ở cấp độ toàn cầu và phổ biến lợi ích của công nghệ tiên tiến nhưng không tốn kém, nhằm đảm bảo sử dụng an toàn không gian mạng.

Đối với ASEAN, Nhật Bản hiện đang đẩy mạnh các hoạt động hợp tác thông qua thắt chặt các mối quan hệ hiện có và đẩy mạnh đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào ASEAN.

Việc thắt chặt các mối quan hệ được thực hiện thông qua 2 sáng kiến là các cuộc họp chính sách về an toàn mạng (ASEAN - Japan Information Security Policy Meeting) và các cuộc họp cấp bộ trưởng có tên "ASEAN - Japan Ministerial Policy Meeting on Cybersecurity Cooperation", trong đó, các hoạt động đang được triển khai là hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo dựng các khung chia sẻ thông tin và bảo vệ hạ tầng trọng yếu, đẩy mạnh hợp tác về công nghệ.

Chính sách hợp tác an toàn mạng trong ASEAN

Trong nội khối, chính ASEAN cũng ngày càng có các quan hệ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên có các cuộc họp bàn các cấp về các chiến lược, định hướng, các hoạt động hợp tác cụ thể về an toàn, an ninh mạng. Chính sách an toàn thông tin của ASEAN được thể hiện rõ trong bản Kế hoạch tổng thể ICT đến năm 2020 của ASEAN nhằm tăng cường việc đảm bảo an toàn thông tin và tính sẵn sàng trong đối phó với các mối đe dọa an toàn mạng.

Cho đến nay, ASEAN đã thống nhất xây dựng bộ tài liệu "cơ chế phối hợp an toàn mạng ASEAN (ASEAN Cybersecurity Coordination Mechanism) và thành lập Ủy ban điều phối liên ngành ASEAN (ASEAN Cross-Sectoral Coordinating Committee); đồng thời tiếp tục xây dựng bộ quy tắc (norm) trên không gian mạng của ASEAN.

ASEAN cũng có các hoạt động hợp tác của ASEAN+ về an toàn mạng như các cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ; ASEAN - Liên hợp quốc.

Hợp tác hiệu quả ASEAN - Nhật Bản

ASEAN - Nhật Bản đã và đang có các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm hiện thực hóa các chiến lược, chính sách hợp tác và phát triển trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng của các bên.

Mục đích của các hoạt động hợp tác này nhằm nâng cao năng lực đảm bảo an toàn mạng cho các nước thành viên ASEAN, thắt chặt quan hệ hợp tác và phối hợp giữa ASEAN và Nhật Bản, xây dựng kênh kết nối thông suốt giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với Nhật Bản.

Các nhóm làm việc của ASEAN - Nhật Bản đã xây dựng và đưa ra được: (1) Tài liệu hướng dẫn bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu (Critical Information Infrastructure Protection (CIIP) Guidelines); (2) Tài liệu tra cứu về an toàn thông tin củaReference); (3) Kênh kết nối, trao đổi trực tuyến, chia sẻ thông tin có tên MatterMost trên nền tảng bộ công cụ dựa trên công nghệ  web (web-based text chat tool) và bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng "Guideline for Online Community".

Đơn vị chịu trách nhiệm đại diện Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy các quan hệ hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong lĩnh vực này là Trung tâm Ứng phó sự cố và chiến lược an toàn an ninh mạng quốc gia - National center of Incident readiness and Strategy for Cybersecurity (NISC). Đây là cơ quan cao nhất về an toàn an ninh mạng của Nhật, trực thuộc Nội các (Chính phủ), do chính Chánh văn phòng Nội các đứng đầu. 

NISC tập trung bảo vệ cho khối Chính phủ và cơ quan nhà nước của Nhật Bản, có các chức năng chính gồm: Xây dựng các chiến lược bảo vệ an toàn thông tin; Bảo vệ hạ tầng trọng yếu; Thiết lập các tiêu chuẩn đối với các biện pháp an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan Chính phủ và các tổ chức liên quan; Đánh giá việc thực hiện các chính sách an toàn thông tin; Đánh giá các biện pháp đối phó với các sự cố, an toàn, an ninh mạng nghiêm trọng liên quan đến các cơ quan nhà nước và việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan. 

NISC chịu trách nhiệm giám sát, đảm bảo an toàn an ninh mạng cho các cơ quan tham mưu và quản lý nhà nước trung ương.

Hợp tác Asean - Nhật Bản tăng cường đảm bảo an toàn an ninh mạng   - Ảnh 1.

Cuộc họp Chính sách An toàn thông tin ASEAN - Nhật Bản lần thứ 3 tại Nhật Bản

Hợp tác ấn tượng Việt Nam - Nhật Bản

Là đại diện cho Việt Nam, Bộ TT&TT đảm nhận vai trò đơn vị chủ trì tham gia và triển khai các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng của khối ASEAN - Nhật Bản trong hơn 10 năm qua.

Kể từ năm 2009, khi các cuộc họp chuyên gia an toàn mạng chính thức đầu tiên được tổ chức giữa ASEAN và Nhật Bản, đến nay, con số này đã là 40. Hằng năm các cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN có sự tham dự của đại diện đồng cấp Nhật Bản cũng đã được tổ chức để bàn về các hoạt động hợp tác an toàn mạng.

Việt Nam cũng đã tham gia hàng chục cuộc diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản. Kể từ năm 2016, các cuộc diễn tập này, không chỉ có một đội đại diện của Việt Nam tham gia, mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã mở rộng cho tất cả các cán bộ làm chính sách, các cán bộ quản lý và kỹ thuật của tất cả các Bộ, các tỉnh, các cơ quan trung ương tham dự.

Hợp tác Asean - Nhật Bản tăng cường đảm bảo an toàn an ninh mạng   - Ảnh 2.

Cuộc họp Nhóm chuyên gia ASEAN - Nhật Bản lần thứ nhất của năm 2019 tại Hà Nội (Việt Nam đăng cai tổ chức)

Năm 2020, diễn tập này được tổ chức vào ngày 25/6/2020 với chủ đề "Phòng chống tấn công mạng xuyên quốc gia". Mười một quốc gia, bao gồm các nước ASEAN và Nhật Bản tiến hành diễn tập trực tuyến, thông qua các kênh kết nối trao đổi qua email, điện thoại, các kênh nhắn tin trên hệ thống dùng chung của khối. Tại Việt Nam, đại diện các đội ứng cứu sự cố từ Mạng lưới Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (VNCSIRTs Network) tập trung tại ba đầu cầu truyền hình ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, đồng thời các đại biểu ở các tỉnh xa có thể tham gia diễn tập trực tuyến (online) và không cần đến điểm tập trung. 

Kịch bản diễn tập được NISC xây dựng nhằm mục đích thực hành việc chia sẻ thông tin, cảnh báo sự cố giữa các nước ASEAN, thực hành các hoạt động trợ giúp lẫn nhau giữa các nước trong việc ứng cứu sự cố tấn công mạng, đồng thời chia sẻ các cách thức đưa ra quyết định phản ứng nhanh giữa các nước.

Cũng như hầu hết các nước ASEAN khác, Việt Nam không chỉ hợp tác với NISC thuộc Nội các Chính phủ Nhật Bản. Việt Nam cũng đã triển khai các hoạt động hợp tác khác với Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC) Nhật Bản, Cơ quan Phát triển CNTT (IPA), Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp (METI), Trung tâm Điều phối Ứng cứu khẩn cấp máy tính (JPCERT/CC), Tập đoàn Fujitsu; Tập đoàn NTT của Nhật Bản.

Việt Nam cũng đã hoàn thành và đang triển khai các dự án nâng cao năng lực do Chính phủ Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Hàng nghìn lượt cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý của Việt Nam đã được phía Nhật Bản đào tạo.

Một chặng đường hợp tác ASEAN - Nhật Bản đã hoàn thành với những kết quả ban đầu đáng thuyết phục là nền tảng để mở ra những bước tiến tiếp theo. Trong tương lai, quan hệ hợp tác này hứa hẹn sẽ tạo ra những giá trị mới, vun đắp tình hữu nghị hợp tác bền chặt trong khu vực, góp phần vào sự thịnh vượng của từng quốc gia và của cả cộng đồng.

Tài liệu tham khảo

1. Chiến lược an toàn mạng của Nhật Bản

2. Chính sách hợp tác quốc tế về an toàn mạng của Nhật Bản

3. Kế hoạch tổng thể ICT đến năm 2020 của ASEAN

4. Tài liệu hướng dẫn bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu (ASEAN-Nhật Bản)

5. Tài liệu tra cứu về an toàn thông tin của các nước ASEAN-Nhật Bản

(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 5 + 6 tháng 6/2020)

Bài liên quan
  • 5 cách đảm bảo an toàn cho việc tích hợp API
    Do các API được sử dụng rất phổ biến và cho phép truy cập vào các chức năng cũng như dữ liệu nhạy cảm của phần mềm nên API đang trở thành mục tiêu chính của những kẻ tấn công.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Hợp tác ASEAN - Nhật Bản tăng cường đảm bảo an toàn an ninh mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO