Đời sống xã hội

Huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Hà Phương 05/12/2023 14:46

Đó là một trong những mục đích của kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác thu, nộp Quỹ phòng chống thiên tai trên địa bàn Quảng Nam.

Ngoài mục đích nêu trên, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác thu, nộp Quỹ phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh nhằm ứng phó, phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.

Theo quy định, mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02%/tổng giá trị tài sản hiện có, tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng 1/2 mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước đóng 1/2 mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.

433-202312160858011.jpg

Các trường hợp được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ phòng chống thiên tai

Người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí; sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn; người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện; người đang thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên; phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên hộ gia đình ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; hợp tác xã không có nguồn thu; tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra với giá trị lớn hơn 0,02% tổng giá trị tài sản hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 5 ngày liên tục trở lên.

Đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng góp: tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quỹ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nguồn lực quan trọng

Quỹ phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để phục vụ công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn; đồng thời hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Việc đóng góp quỹ PCTT không chỉ thể hiện trách nhiệm ý thức vì cộng đồng mà còn góp phần đảm bảo quan trọng để phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Thực tế cho thấy Quỹ PCTT đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTT, đóng vai trò là một nguồn bổ sung kinh phí phục vụ cho các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai và xử lý các sự cố đê điều, thủy lợi do thiên tai gây ra. Nhiều năm qua, nhờ có quỹ này mà các địa phương chủ động được nguồn lực, giảm đáng kể áp lực cho ngân sách Nhà nước. Hàng năm, UBND cấp tỉnh giao chỉ tiêu thu Quỹ PCTT cho các địa phương thực hiện. Các huyện, thị, thành phố chủ động căn cứ vào kế hoạch PCTT của địa phương để dự phòng kinh phí xử lý sự cố do thiên tai.

Toàn bộ nguồn kinh phí của Quỹ PCTT quản lý qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch trong tất cả các bước thu, chi. Do đó đã tạo được sự tin tưởng, ủng hộ cao của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện tại đang có vấn đề đặt ra là công ty có sử dụng lao động nước ngoài thì có phải đóng quỹ hay không? Đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, người lao động là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động phải đóng góp hằng năm theo quy định.

Do vậy, các cá nhân nước ngoài không thuộc đối tượng bắt buộc đóng góp Quỹ theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO