Internet Việt Nam 2019 chia sẻ đa chiều về chuyển đổi số

Minh Thiện| 12/12/2019 09:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc cách mạng 4.0 nhằm kiến tạo xã hội số đang diễn ra trên toàn cầu đồng thời cuốn theo Việt Nam trong dòng chảy này. Công cuộc chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam đang tiến triển với cả thuận lợi và thách thức.

Sự kiện Ngày Internet Việt Nam 2019 (Internet Day 2019) do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) chủ trì với chủ đề “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số" vừa diễn ra ngày 11/12/2019 tại Hà Nội.

Trải qua 08 năm hình thành và phát triển, sự kiện Hội thảo và triển lãm Ngày Internet Việt Nam đã trở thành một hoạt động có giá trị thực tiễn lớn trong năm đối với cộng đồng Internet Việt Nam trong tiến trình đánh giá kế hoạch năm cũ và hoạch định chiến lược năm mới. Sự kiện do VIA chủ trì được tổ chức lần đầu vào năm 2012 để kỷ niệm ngày Việt Nam chính thức hòa mạng Internet: ngày 19/11/1997.

Phát biểu tại phiên Hội thảo chính, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hải cho biết: “Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các dòng điện thoại phân khúc tầm trung - thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet”.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Hồng Hảiphát biểu

Mặc dù dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã được đăng ký lên tới 143,3 triệu thuê bao. Theo thống kê (từ WeareSocial và Hootsuite), người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần.

“Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần. Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể, theo báo cáo, tốc độ truy cập Internet trung bình ở điện thoại là 21,56 MBPS (tăng 6,1% so với năm 2018) và ở máy tính là 27,18 MBPS (tăng 9.7%)”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết thêm.

Thế giới đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng 4.0 nhằm kiến tạo xã hội số. Tại Việt Nam, dự thảo Đề án Chuyển Đổi số quốc gia năm 2019 đã đưa ra 03 giai đoạn chuyển đổi số nhằm hướng tới chuyển đổi số toàn diện, với nền kinh tế, xã hội vận hành dựa trên công nghệ số, đổi mới và sáng tạo.

Trong tiến trình trên, Internet đóng vai trò huyết mạch để duy trì và phát triển mọi xã hội số. Cũng tại Việt Nam, năm 2019 chứng kiến hàng loạt tên tuổi lớn trong làng Internet Việt Nam khẳng định rõ quyết tâm chuyển mình để trở thành các nhà cung cấp dịch vụ số và tiên phong kiến tạo xã hội số.

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải kỳ vọng: “Với chủ đề “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số”,tôi hy vọng rằng Internet Day 2019 sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho chính các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp viễn thông của Việt Nam thông qua sự trao đổi, chia sẻ từ các chuyên gia đến từ các đơn vị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ số,… hàng đầu trong và ngoài nước về những vấn đề nóng bỏng xoay quanh câu chuyện chuyển đổi số”.

Gần 500 khách mời tới từ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý về lĩnh vực Internet, ICT trong nước và quốc tế… tham dự Internet Day 2019

Trong hành trình chuyển đổi số, không thể thiếu vai trò cũng như sự đóng góp của hạ tầng Internet và viễn thông. Trong 2 năm gần đây chúng ta chứng kiến một sự dịch chuyển lớn, thậm chí đang dần trở thành một xu hướng tất yếu. Đó chính là các doanh nghiệp (DN) dần đưa những dữ liệu của mình lên các hạ tầng điện toán cũng như các trung tâm dữ liệu.

Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu, xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, VIA đã vận động 11 DN Internet, viễn thông trong nước thành lập câu lạc bộ (CLB) mang tên CLB Dịch vụ Điện toán Đám mây (ĐTĐM) và Trung tâm Dữ liệu Việt Nam, có tên viết tắt là VNCDC.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch VIA, phát biểu tại phiên toàn thể, cho biết: “Ngày hôm nay cũng đánh dấu sự hình thành cộng đồng Dịch vụ ĐTĐM và Trung tâm dữ liệu Internet Việt Nam. Đó là CLB VNCDC của Internet Việt Nam. CLB ra đời để thực hiện sứ mệnh thúc đẩy dịch vụ ĐTĐM và trung tâm dữ liệu, đóng góp tích cực cho hành trình chuyển đổi số cho quốc gia, cho các tổ chức, DN Việt Nam. Các hoạt động của CLB tích hợp chặt chẽ với các hoạt động của VIA, kỳ vọng sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng hình thành các bức tranh tươi sáng hơn cho Internet Việt Nam”.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch VIA, phát biểu

Những người tham dự Internet Day 2019 đã chứng kiến CLB chính thức ra mắt, bao gồm các thành viên: Ông Vũ Minh Trí là Chủ nhiệm CLB; 2 Phó Chủ nhiệm là ông Lê Hoài Nam và ông Đặng Tùng Sơn. Ủy viên Ban Chủ nhiệm bao gồm: ông Hồ Trung Dũng, ông Trần Văn Cường, ông Trần Đức Tâm. Các thành viên sáng lập bao gồm: ông Lê Quang Hiếu, ông Nguyễn Quang Vinh, ông Nguyễn Thanh Bình, ông Nguyễn Tiến Anh Tuấn, ông Nguyễn Văn Vương và ông Vũ Thế Bình.

Ông Vũ Hoàng Liên trao Quyết định thành lập CLB cho Chủ nhiệm Vũ Minh Trí và đại diện 11 thành viên

Ông Vũ Minh Trí, Chủ nhiệm CLB, chia sẻ: “Trong bối cảnh hiện nay chúng ta nói nhiều về chuyển đổi số. Khi nói về chuyển đổi số cho các DN thì chắc chắn không thể thiếu được là công nghệ ĐTĐM Chúng ta nói về đám mây, và nghĩ rất nhiều thứ trên mây nhưng thực ra tất cả mọi thứ đều ở dưới đất. Nó sẽ bao gồm 2 cấu phần chính là trung tâm dữ liệu và công nghệ chuyển trung tâm dữ liệu đó thành công nghệ ĐTĐM. Với sứ mệnh đã được đề ra, trong phiên họp cuối cùng trước khi ra mắt CLB, chúng tôi đã thống nhất là làm sao phổ cập được công nghệ này cho tất cả những tổ chức, DN của Việt Nam, giúp các đơn vị này cập nhật công nghệ mới, thu ngắn khoảng cách với những DN trong nước cũng như DN ở nước ngoài, từ đó, giúp DN tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số”.

Ông Vũ Minh Trí, Chủ nhiệm CLB VNCDC chia sẻ tại Lễ ra mắt CLB

Nắm bắt được bối cảnh trên, với mục tiêu mang đến những chia sẻ hữu ích và cởi mở hướng đến một cái nhìn toàn diện, chân thực nhất về bức tranh chuyển đổi số, nhận diện những trở ngại, thách thức, đề xuất những giải pháp và sáng kiến đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, VIA dự kiến tổ chức sự kiện Hội thảo và triển lãm Ngày Internet Việt Nam 2019 với các thông tin cụ thể như sau:

Phiên toàn thể buổi sáng của sự kiện có kết cấu 03 phần xoay quanh chủ đề “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số” bao gồm:  Tổng quan về định hướng chính sách, tầm nhìn, chiến lược về Chuyển đổi số cho Việt Nam; Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số, kinh nghiệm quốc tế; Tọa đàm về Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số.

Cũng tại phiên toàn thể, GS. TSKH. Hồ Tú Bảo lý giải “Tại sao chuyển đổi số là cơ hội vô giá và có thể là cuối cùng cho sự phát triển của Việt Nam?”; Đại diện Tập đoàn Viettel đưa ra khuyến nghị “Chuyển đổi số quốc gia: bắt đầu từ con người hay bắt đầu từ công nghệ?”; Đại diện Tập đoàn VNPT chia sẻ kinh nghiệm: “Đổi mới để trở thành Nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện”.

GS. TSKH. Hồ Tú Bảo khẳng định chuyển đổi số là cơ hội vô giá của Việt Nam

Phần Tọa đàm phiên toàn thể bàn thảo: Chuyển đổi số đối với Việt Nam, trọng yếu là gì; Vai trò, tác động của các doanh nghiệp cung cấp; Lộ trình, các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp VN.

Buổi chiều, sự kiện chia làm 03 phiên song song về các chủ đề: Chiến lược, lộ trình và giải pháp chuyển đổi số cho DN trong hoàn cảnh Việt Nam;Startup công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong dòng chảy chuyển đổi số;Sự hợp nhất trong Kinh tế Internet.

Bên cạnh đó là các hoạt động triển lãm sản phẩm khởi nghiệp công nghệ và Bussiness Matching kết nối DN có ý tưởng đổi mới, sáng tạo và các quỹ, nhà đầu tư.

Một số gian trưng bày công nghệ mới nhất và những giải pháp đặc trưng trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0

Các phiên hội thảo tại Internet Day 2019 giúp các bên tham gia kết nối và nghe những chia sẻ đa chiều, hữu ích và cởi mở hướng đến một cái nhìn toàn diện, chân thực về bức tranh chuyển đổi số, nhận diện những trở ngại, thách thức, đề xuất những giải pháp và sáng kiến đổi mới, sáng tạo nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Internet Việt Nam 2019 chia sẻ đa chiều về chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO