Khai thác dữ liệu dùng chung để thúc đẩy kinh tế số tại Thừa Thiên - Huế

Minh Thiện| 19/08/2022 09:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Xây dựng và khai thác tốt nền tảng dữ liệu số dùng chung cho ngành du lịch toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ góp phần quản lý, bảo tồn, lan truyền văn hóa - di sản, đồng thời tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xây dựng nền tảng dữ liệu số du lịch để phát triển kinh tế

Theo kế hoạch số 245/KH-UBND do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành ngày 11/7/2022, UBND tỉnh khuyến khích các đơn vị quản lý và phát triển du lịch, các doanh nghiệp (DN) du lịch, lữ hành, các tổ chức quản lý điểm du lịch, khu di tích, văn hóa và các đơn vị liên quan tại Thừa Thiên - Huế đăng ký sử dụng nền tảng số quản trị và kinh doanh du lịch để chuyển đổi số (CĐS), tối ưu hóa hoạt động phát triển du lịch tại địa phương.

Chính vì vậy, việc xây dựng Hệ thống quản lý, kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu giữa ngành Du lịch và các Bộ, Ngành liên quan; kết nối, liên thông dữ liệu giữa Tổng cục Du lịch và các địa phương, DN hoạt động về du lịch là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nắm bắt chủ trương này, Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI đã mang đến Tuần lễ CĐS tỉnh Thừa Thiên - Huế 2022 diễn ra từ ngày 17 – 19/8/2022, những giải pháp công nghệ về tạo lập - xử lý - khai thác dữ liệu toàn diện, góp phần đồng hành cùng chính quyền và DN tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng chiến lược CĐS phát triển kinh tế số du lịch.

Khai thác dữ liệu dùng chung để thúc đẩy kinh tế số tại Thừa Thiên Huế - Ảnh 1.

FSI mang đến Tuần lễ CĐS tỉnh Thừa Thiên - Huế 2022 những giải pháp công nghệ về tạo lập - xử lý - khai thác dữ liệu số

Là địa phương có nhiều văn hóa - di sản bậc nhất cả nước, trong khuôn khổ Tuần lễ CĐS tỉnh Thừa Thiên - Huế 2022, tỉnh đã tổ chức phiên hội nghị chuyên đề "CĐS - phát huy sức mạnh văn hóa - di sản". 

Khai thác dữ liệu dùng chung để thúc đẩy kinh tế số tại Thừa Thiên Huế - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hùng Sơn, Chủ tịch HĐQT FSI chủ trì tọa đàm

Đối với lĩnh vực văn hóa - di sản, việc số hóa và ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0 được xem là một bước tiến quan trọng để làm tốt công tác bảo tồn di sản. Đồng thời, đây sẽ là cầu nối để đưa các di sản, văn hóa đến gần hơn với công chúng, thu hút khách du lịch, từ đó phát huy giá trị văn hóa. Hệ thống các di sản văn hóa số sẽ thành những sản phẩm du lịch thời Cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế.

Dựa trên kinh nghiệm triển khai nhiều dự án số hóa, CĐS dữ liệu thực tế tại các Bộ, ngành, địa phương, cùng nhiều tập đoàn lớn trong nước, ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng Giám đốc, Công ty FSI cho rằng, việc xây dựng nền tảng dữ liệu số du lịch toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ góp phần quản lý, bảo tồn, lan truyền văn hóa, di sản, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN du lịch.

"Việc ứng dụng công nghệ để xây dựng nền tảng dữ liệu số của ngành du lịch, tập trung hệ tài nguyên số, kho dữ liệu số dùng chung trong toàn ngành không chỉ phục vụ các cơ quan quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, mà còn giúp DN trong ngành mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, gia tăng trải nghiệm du lịch thông minh, mang đến nhiều tiện lợi cho du khách", ông Cao Hoàng Anh khẳng định.

Khai thác dữ liệu dùng chung để thúc đẩy kinh tế số tại Thừa Thiên Huế - Ảnh 3.

Ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng Giám đốc FSI - đề xuất giải pháp xây dựng nền tảng dữ liệu số du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế

Quá trình thực hiện số hóa di tích, di sản tại cần được triển khai một cách toàn diện đối với các đơn vị trong ngành, đặc biệt là các đơn vị trong khối di sản văn hóa của mỗi địa phương. Từ việc khảo sát, tập hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ số hóa, đến việc xây dựng kho dữ liệu số dùng chung cần được thực hiện bài bản, theo quy trình. Các đơn vị đã số hóa dữ liệu, có cơ sở dữ liệu riêng cần sớm thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các bên liên quan.

Hệ sinh thái giải pháp CĐS lấy dữ liệu làm trọng tâm

Là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp CĐS tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), học máy (machine learning),… FSI đã xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp CĐS đa ngành tập trung giải quyết các bài toán tạo lập - lưu trữ - xử lý - khai thác dữ liệu lớn. Giải pháp này giúp các tổ chức, DN nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh nhờ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu tin cậy.

Hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp của FSI gồm hơn 30 nền tảng, giải pháp, sản phẩm và dịch vụ được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ lõi tiên tiến. Nhờ đó, các sản phẩm, dịch vụ này có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất…và đồng hành xuyên suốt cùng hành trình CĐS của các tổ chức, DN.

Tại Tuần lễ CĐS tỉnh Thừa Thiên - Huế 2022, các giải pháp của FSI được quan khách đánh giá cao nhờ sự linh hoạt, thân thiện với người sử dụng, hiệu quả và tối ưu chi phí cho khách hàng như: Phần mềm số hóa tài liệu D-IONE, Dịch vụ số hóa dữ liệu, số hóa 3D, Phần mềm quản lý lưu trữ tài liệu điện tử DAS dành cho CPĐT tuân thủ tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào theo Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử, hệ thống tự động hóa DN WEONE,…

Khai thác dữ liệu dùng chung để thúc đẩy kinh tế số tại Thừa Thiên Huế - Ảnh 4.

VLAKE giúp đơn giản hóa quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số

Trong đó, nổi bật và gây ấn tượng với hầu hết đại biểu tham dự sự kiện là Nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện VLAKE lớn giúp các tổ chức, DN xây dựng kho lưu trữ số dùng chung nhanh chóng, linh hoạt. VLAKE có khả năng tích hợp, kết nối, thu thập các nguồn dữ liệu tự động mà không phụ thuộc vào đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc và tạo các data warehouse (kho dữ liệu) dễ dàng, nhanh chóng, không cần lập trình lại và không phụ thuộc vào các đơn vị phát triển phần mềm, hệ thống ban đầu, không làm gián đoạn hoạt động hiện tại của các đơn vị liên quan.

Ông Cao Hoàng Anh cho biết: "Chính FSI cũng đã và đang trải qua giai đoạn CĐS, ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ, quy trình nội bộ của Công ty. Vì vậy, chúng tôi hiểu rõ tổ chức cần làm những gì và làm thế nào để tối ưu hóa giá trị đem lại, thành công trên hành trình CĐS này. FSI sẽ luôn không ngừng nghiên cứu, phát triển các giải pháp CĐS toàn diện nhất và uy tín nhất cho khách hàng khi có nhu cầu về dữ liệu"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Khai thác dữ liệu dùng chung để thúc đẩy kinh tế số tại Thừa Thiên - Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO