Chuyển động ICT

Khai thác tốt 5G và AI để mang lại cơ hội ngoài mong đợi

Nhật Minh 28/11/2024 10:45

Các cơ hội lớn mà 5G và AI khi được kết hợp cùng nhau sẽ tạo những kết quả tích cực ngoài mong đợi.

AI đang phát huy được những vai trò hỗ trợ cuộc sống con người

Tại buổi tọa đàm thuộc khuôn khổ sự kiện Internet Day 2024 vừa diễn ra, nói về vai trò quan trọng của 5G, đám mây (cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), ông Đặng Tùng Sơn, Giám đốc chiến lược, Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng đây là những công cụ số quan trọng để thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) của Việt Nam hiện nay. Và để phát triển theo hướng bền vững, các công nghệ trên cần được thúc đẩy đầu tư quy mô, bài bản, nhưng phải tuân thủ đáp ứng đúng với những quy định pháp luật của Việt Nam.

“Các công nghệ trên có sự tác động rất lớn đối với các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội, nhất là các ngành công nghiệp, từ đó tạo cú hích thúc đẩy phát triển xã hội số văn minh, sớm hình thành nền kinh tế số bền vững tại Việt Nam”, ông Đặng Tùng Sơn cho biết.

toa-dam-27112024.jpg
Các chuyên gia chia sẻ các công nghệ 5G, đám mây, AI có tác động rất lớn đối với các ngành nghề tại tọa đàm "Bước tiến mới cho Internet Việt Nam" tại Internet Day 2024.

Cũng theo ông Đặng Tùng Sơn, hiện nay, Việt Nam đã cung cấp được một số hệ thống các trung tâm dữ liệu (TTDL) (data center) có quy mô lớn, đảm bảo đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, điều này vẫn còn khiêm tốn, cần hơn sự phân bố, phát triển trải dài, rộng, quy mô lớn khắp Việt Nam (hiện nay các TTDL mới chỉ tập trung tại khu công nghiệp Láng Hoà Lạc, Hà Nội).

Tin tưởng vào các cơ hội phát triển của TTDL, chuyên gia Đặng Tùng Sơn cho rằng, TTDL sẽ luôn tăng trưởng tích cực bởi các yếu tố: quyết tâm thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; nhu cầu lưu trữ đám mây tăng cao; AI đang phát huy được những vai trò hỗ trợ cuộc sống con người; việc ban hành luật, chính sách liên quan kịp thời.

Tuy nhiên, để tạo ra những thuận lợi phát triển, ông Đặng Tùng Sơn cho rằng, Việt Nam cần tích cực đưa ra các giải pháp sớm giải quyết các vấn đề: Hình thành nguồn năng lượng điện xanh, tái tạo; tăng đầu tư, nguồn lực, nhân lực; đảm bảo kết nối, truyền tải thông tin liên thông, thông suốt; tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

Trong khi đó, ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc công nghệ (CTO) Microsoft Việt Nam cho rằng, Việt Nam muốn tối ưu hoá công nghệ đám mây, cần có chiến lược, xây dựng khung chương trình triển khai đám mây và cần đảm bảo có hạ tầng công nghệ hoàn thiện, đủ mạnh có thế mạnh, nhất là cần hướng đến mô hình kết hợp các nền tảng, đám mây lai (hybrid cloud).

Đặc biệt, ông Lê Nhân Tâm nhấn mạnh, các nhà cung cấp đám mây của Việt Nam cần đáp ứng, có khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Đồng thời, các nhà cung cấp cần đẩy mạnh việc đưa AI vào hỗ trợ hệ thống, sử dụng trợ lý ảo AI trong các sản phẩm khi cung cấp ra thị trường và cần trao, tăng quyền cho người dùng, các khách hàng.

5G và AI sẽ hỗ trợ nhau trở thành nền tảng kết nối chính

Đồng tình với quản điểm của các diễn giả trên, ông Lê Quang Hiếu, Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho rằng, muốn phát triển đám mây, 5G và AI, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ cần đẩy mạnh, phát triển, hình thành hệ sinh thái các sản phẩm đám mây toàn diện, nhất là phải có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp. Các hệ sinh thái phải đảm bảo đáp ứng, tuân thủ các chính sách đảm bảo luật an toàn thông tin tối thiểu cấp độ 4 hoặc 5. Đồng thời, cần có cái nhìn định hướng rộng không chỉ nội địa mà phải xuyên biên giới học hỏi, hợp tác, chủ động phát triển.

Ở khía cạnh khác, để đảm bảo việc phát triển hạ tầng đám mây hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Giải pháp và Tích hợp hệ thống VNPT IT cho rằng, các nhà cung cấp cần có sự hiểu biết về các nghiệp vụ để triển khai các nền tảng, ứng dụng số, từ đó giúp đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.

Việc hiểu biết tường tận sẽ giúp các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ khai thác tối đa các nhu cầu nội tại, đây là đà, thế mạnh để phát huy các giá trị công nghệ, tạo ra văn hoá số người dùng.

Hơn nữa, cũng cần tập trung phát triển đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề, đảm bảo hoàn thiện xây dựng các nền tảng dùng chung; phổ cập các giải pháp số ra thị trường, đến tay khách hàng; tiếp cận phát triển, cung cấp các dịch vụ dựa trên các mô hình hệ sinh thái đa dạng nhiều ngành, lĩnh vực; cần tích cực đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng để nâng cao năng lực việc lưu trữ dữ liệu.

trien-lam-28112024.jpg
Các cơ hội lớn mà 5G và AI khi được kết hợp cùng nhau sẽ tạo những kết quả tích cực ngoài mong đợi.

Khi nói về việc ứng dụng đám mây hiện nay, VNPT coi trọng việc thúc đẩy các dữ liệu lớn trên đám mây. Hơn nữa, các dữ liệu ấy phải có khả năng thể hiện rõ nhu cầu, hành vi, thói quen của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ số của VNPT và VNPT luôn chú trọng đến việc sử dụng AI trong các sản phẩm của mình, từ đó giúp phân tích, giải bài toán dự đoán, dự báo phù hợp.

Điển hình của việc sử dụng AI hiện nay của VNPT chính là trong chương trình MyTV do VNPT cung cấp, vai trò khi sử dụng nhờ AI đã giúp hỗ trợ các nội dung của chương trình ngày một đa dạng, phù hợp đối với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng khách hàng.

“Các dịch vụ, sản phẩm của VNPT ra đời thời gian qua luôn thu được những kết quả tích cực, bởi yếu tố sử dụng AI theo hướng có chức năng phân tích nhu cầu, yêu cầu của khách hàng, điều mà các công nghệ khác không có”, ông Nguyễn Ngọc Khánh nhấn mạnh.

Ông Hoàng Hưng Hải, Giám đốc công nghệ, Qualcomm Vietnam cho rằng, các cơ hội lớn mà 5G và AI khi được kết hợp cùng nhau sẽ tạo những kết quả tích cực ngoài mong đợi, như giúp thúc đẩy các dây chuyền công nghệ sản xuất, hỗ trợ các ngành công nghiệp sáng tạo mới. Hơn nữa, 5G là công nghệ mới cung cấp kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp, phù hợp với các ứng dụng trong các ngành công nghiệp bán dẫn, vi mạch… đồng thời, giúp truyền tải các dữ liệu lớn trên môi trường đám mây.

“Do đó, 5G và AI sẽ trở thành nền tảng kết nối chính, hỗ trợ lẫn nhau để tối ưu vận hành các hệ thống ứng dụng số trong công nghiệp; giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, hiệu năng, hiệu suất cho các ngành, nghề công nghiệp và thương mại, dịch vụ, sản xuất thông minh…”, ông Hoàng Hưng Hải nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Mở khoá tiềm năng 5G - Kết hợp 5G và AI
    Ngành viễn thông đã trải qua một sự chuyển đổi mạnh mẽ. Trước khi công nghệ viễn thông di dộng thế hệ thứ 3 (3G) xuất hiện, kết nối người gọi qua khoảng cách xa là chức năng chính của các công ty viễn thông (telco).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác năm 2025
    Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT khuyến khích đầu tư vào việc mở rộng mạng cáp quang và đảm bảo việc truy cập Internet trở thành hiện thực cho mọi hộ gia đình Việt Nam. Việt Nam sẽ đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác vào năm 2025.
  • Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Trong chuyển đổi số, nếu tỉnh Bình Phước thay đổi cách tiếp cận thì việc khó thành việc dễ
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, tỉnh Bình Phước cần đặt mục tiêu cao, đi đầu về chuyển đổi số, theo đó, sẽ tạo ra nhiều ứng dụng số, công cụ số mới. Thay đổi cách tiếp cận thì việc khó thành việc dễ.
  • Malaysia thành lập Bộ Kỹ thuật số để đất nước không bị tụt hậu về công nghệ
    “Bộ đặc biệt này, được thành lập sau cuộc cải tổ Nội các vào tháng 12/2023 và Malaysia sẽ không thể cạnh tranh kịp tốc độ mà các quốc gia khác đạt được nếu không tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật số”, Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim nhấn mạnh.
  • Mở khoá tiềm năng 5G - Kết hợp 5G và AI
    Ngành viễn thông đã trải qua một sự chuyển đổi mạnh mẽ. Trước khi công nghệ viễn thông di dộng thế hệ thứ 3 (3G) xuất hiện, kết nối người gọi qua khoảng cách xa là chức năng chính của các công ty viễn thông (telco).
  • ‏FPT hợp tác cùng nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp Top 10 thế giới‏
    ‏FPT vừa ký kết thỏa thuận với công ty Yonyou - nhà cung cấp giải pháp ERP top 10 toàn cầu (theo IDC). Hai bên sẽ phối hợp, phát huy thế mạnh để cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. ‏
  • Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
    Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.
  • Giao dịch sôi động, cần xây dựng khung pháp lý cho Mobile Money
    Đến 31/12/2024, chương trình thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) sẽ kết thúc. Do vậy, việc sớm bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ Mobile Money để các tổ chức có cơ sở triển khai đầu tư, hoạt động.
  • Rapido - Hành trình 10 năm tăng tốc chuyển mình
    Rapido là một thương hiệu gia dụng của Đức được Ferroli mua lại từ năm 2001. Chính thức có mặt tại Việt Nam từ 2015, khởi đầu từ một thương hiệu gia dụng nhập khẩu đến nay Rapido đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi xây dựng nhà máy rộng 40.000 m² tại Hà Nam.
  • Phát thanh và Truyền hình chuyển mình trong kỷ nguyên số
    Truyền thông số có khả năng phát triển đến mức thay thế hoàn toàn các hình thức truyền thông truyền thống hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng. Tuy vậy, điều chắc chắn là chuyển đổi số trong truyền thông đang trở thành một xu thế tất yếu. Quá trình này không chỉ đặt ra nhiều thách thức mà còn mở ra vô số cơ hội mới, đồng thời tái định vị vai trò của phát thanh và truyền hình trong bối cảnh hiện đại.
  • Ferroli 20 năm đồng hành cùng gia đình Việt
    Khi nhắc đến Ferroli, nhiều gia đình Việt đã quá quen thuộc với hình ảnh của một thương hiệu bình nước nóng uy tín và chất lượng đến từ Italia. Thế nhưng, ít ai biết rằng cách đây 20 năm, Ferroli chỉ là một thương hiệu mới đặt chân vào thị trường Việt Nam, với sứ mệnh mang đến sự ấm áp và an toàn cho từng gia đình Việt.
Khai thác tốt 5G và AI để mang lại cơ hội ngoài mong đợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO