Doanh nghiệp số

Khi đã thanh toán qua QR, người dùng khó có thể quay về cách chuyển khoản truyền thống trước đây

PV 10:21 10/01/2024

Theo đại diện MoMo, việc chỉ cần sử dụng một ứng dụng có thể "cân" được mọi mã QR để chuyển tiền khoản thanh toán đang được người tiêu dùng Việt hưởng ứng. Đồng thời, họ sẽ khó có thể quay về cách chuyển khoản truyền thống trước đây.

Những năm gần đây, phương thức thanh toán không tiền mặt và thanh toán di động đã trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại số. Đây cũng là một trong những làn sóng công nghệ lớn có sức mạnh thay đổi cục diện thị trường tài chính - tiêu dùng, ngày càng lan rộng và được chứng minh bằng những con số ấn tượng.

khi-chuyen-khoandung-momo-quet-moi-qr-ngan-hang-vietqr-trong-ngay-12_1_2024-nguoi-dung-co-co-hoi-nhan-hoan-tien-100-len-den-1-trieu-dong.-anh_-momo.jpg
So với các xu hướng khác thì thanh toán không tiền mặt trở nên hiện thực hóa nhanh hơn bao giờ hết tại Việt Nam.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng. Trong đó, thanh toán qua phương thức mã QR đạt gần 183 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 116 nghìn tỷ đồng, tăng gần 172% về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm trước. So với các xu hướng khác thì thanh toán không tiền mặt trở nên hiện thực hóa nhanh hơn bao giờ hết tại Việt Nam.

Không chỉ những cửa hàng lớn tích hợp thanh toán với các Fintech mà cả các cửa hàng bán rau, thịt cá hay ở các cửa hàng tạp hoá cũng đã áp dụng cách nhận tiền thanh toán của khách hàng qua phương thức mã QR. Thậm chí, người thế hệ gen Z hay dân văn phòng, shipper…. giờ đây ngày càng hiếm việc đọc số tài khoản mà thay vào đó mọi người đưa mã QR để người khác chuyển trả tiền. Hình thức này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chính xác thông tin người nhận mà người dùng còn tận hưởng sự thuận tiện và an toàn trong các giao dịch thanh toán.

Thanh toán không tiền mặt trở nên phổ biến đến nỗi nhiều người bây giờ có thể ra đường mà không cần cầm tiền mặt. Điều này như giấc mơ của các nhà sáng lập MoMo, một giấc mơ mà vào mỗi buổi sáng thức dậy đi mua gói xôi, uống ly cà phê đá, ly nước mía… chỉ cần một chiếc điện thoại di động.

Bà Nguyễn Linh Trang, Giám đốc Trung tâm Thanh toán và Dịch vụ hằng ngày của MoMo cho biết: là một xu thế tiến bộ của xã hội, việc chỉ cần sử dụng một ứng dụng có thể "cân" được mọi mã QR Ngân hàng để chuyển tiền khoản thanh toán đang được người tiêu dùng Việt hưởng ứng vì không cần phải tải nhiều ứng dụng hay phải mất nhiều thao tác. Cũng chính điều này đã lý giải được việc dùng một app MoMo quét mọi mã QR ngân hàng (VietQR) được nhiều người yêu thích và chọn sử dụng trong thời gian gần đây.

Từ đó, sự kiện “Chuyển khoản qua QR Ngân hàng hoàn 100%” vào ngày 12/1 tới của MoMo ra đời với mong muốn mang lại những ưu đãi hấp dẫn để giúp người dùng trải nghiệm sự tiện lợi của xu hướng này.

Cụ thể, từ ngày 8/1 đến 22h ngày 12/1/2024, người dùng chỉ cần lên mục “Ưu đãi” trên MoMo để thu thập thẻ quà hoàn tiền. Để nhận hoàn tiền, từ 12h đến 23 giờ 59 ngày 12/1/2024, khi chuyển khoản bằng dùng MoMo quét mọi QR Ngân hàng (VietQR), người dùng “Sử dụng” thẻ quà để nhận ngay tiền hoàn tương ứng thẻ quà sử dụng.

"Tôi tin chắc rằng đây là phương thức chỉ cần dùng một lần rồi sẽ khó có thể quay về cách chuyển khoản truyền thống trước đây", bà Trang cho biết thêm.

Ngoài ra, từ nay đến hết 31/1/2024, khi tham gia Hồ Cá Bạc Tỷ trên MoMo, người dùng MoMo dễ dàng nhận các thẻ quà giảm giá để mua sắm, làm đẹp lên đến 100.000đ tại chuỗi Nhà Sách Phương Nam, cửa hàng Matsukiyo, INNISFREE, hoặc tại cửa hàng, trên website và qua ứng dụng của Sociolla./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Khi đã thanh toán qua QR, người dùng khó có thể quay về cách chuyển khoản truyền thống trước đây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO