Kiên Giang: Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tuyên truyền người dân chung tay xóa đói giảm nghèo

Lê Sen| 03/07/2020 18:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm hơn 31% dân số, huyện Gò Quao (Kiên Giang) tập trung thực hiện tốt chính sách dân tộc, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Triển khai phong trào gắn theo giới

Theo ông Nguyễn Vũ Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Gò Quao, hưởng ứng phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là trong đồng bào dân tộc Khmer cùng nhau đăng ký và thực hiện tốt. Qua tổng kết hàng năm, nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu đã được khen thưởng, trong đó nổi bật có nhiều nông dân dân tộc Khmer.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Định Hòa (huyện Gò Quao) Chương Hoàng Tha cho biết, để thực hiện có hiệu quả phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", hàng năm, Đảng ủy xã xây dựng kế hoạch, sau đó triển khai đến cán bộ, đảng viên. Theo đó, các ngành, đoàn thể của xã triển khai theo giới như Hội Phụ nữ triển khai đến từng hội viên và phụ nữ các ấp, Đoàn thanh niên triển khai trong lực lượng của mình. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã có trách nhiệm kết hợp với các sư trụ trì chùa Khmer để tuyên truyền, vận động Phật tử học tập làm theo. Các ấp kết hợp với những người có uy tín trong đồng bào dân tộc đến từng hộ dân vận động người dân tộc Khmer học tập, noi theo gương Bác.

Tuyên truyền, vận động người dân chung tay xóa đói giảm nghèo - Ảnh 1.

Niềm vui của người dân Kiên Giang khi có được những cây cầu giao thông kiên cố đi lại thuận tiện (Ảnh: TTXVN)

Theo ông Chương Hoàng Tha, địa phương có 3.339 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 65%, có những ấp 100% là đồng bào dân tộc. Vì vậy, khi tuyên truyền, vận động những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xã đều phân công cán bộ, đảng viên người dân tộc Khmer xuống địa bàn truyền đạt bằng tiếng dân tộc Khmer để họ dễ hiểu.

Trong thực hiện việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", nhờ những cán bộ, đảng viên người dân tộc hay những người có uy tín trong đồng bào tuyên truyền, vận động, họ đều sẵn sàng làm theo. Việc hưởng ứng phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" không cần to lớn, chỉ nói về đức tính, những bài học quý báu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày để người dân ý thức thực hiện làm theo, qua đó để người dân chí thú làm ăn, giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.

Phong trào học tập rộng khắp

Phong trào "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong cán bộ, đảng viên, nhất là trong quần chúng nhân dân ở địa bàn huyện Gò Quao những năm qua đã lan tỏa rộng khắp. Điều đáng ghi nhận là những nông dân dân tộc Khmer, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc đã làm nhiều việc hay, giúp ích cộng đồng.

Nông dân Khmer Danh Kha Miêu (64 tuổi), ngụ ấp Hòa Út, xã Định Hòa là người có uy tín ở địa phương. Ông thấy người dân ở ấp khó khăn gì đều tìm cách giúp đỡ; thấy cầu, đường giao thông nông thôn đi lại khó khăn ông đứng ra vận động để xây dựng… Cách làm của ông Miêu rất đơn giản mà hiệu quả. Giờ đây, con đường dẫn vào quanh ấp Hòa Út đều có hàng rào cây xanh rợp bóng, đường bê tông kiên cố, rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại thuận tiện. Hai bên bờ kênh là những căn nhà mới khang trang mọc lên làm cho vùng quê trở nên tươi mới.

Ông Danh Kha Miêu chia sẻ, trước đây, nông dân ở đây cũng gặp khó khăn trong sản xuất như bị thương lái ép giá đầu ra, trong khi phân bón, khâu làm đất, thu hoạch lúa, giá lại cao… Thấy hoàn cảnh bà con gặp khó khăn, năm 2003, ông đứng ra thành lập Hợp tác xã Tân Hòa do ông làm Giám đốc, thu hút 29 thành viên với 65 ha đất canh tác. 

Khi vào hợp tác xã, người nông dân được lợi nhiều thứ và dần nâng cao sản lượng, từ đó thoát nghèo, có thu nhập ổn định. Cụ thể, khi vào hợp tác xã, khâu bơm tưới, sạ lúa hoặc thu hoạch đều làm đồng loạt nên giảm được chi phí, đầu ra của sản phẩm cũng được bao tiêu, bán giá cao hơn. Ngoài ra, thành viên hợp tác xã còn đứng ra nhận bơm tưới cho nông dân ở các ấp lân cận nên tạo thêm được thu nhập.

Tuyên truyền, vận động người dân chung tay xóa đói giảm nghèo - Ảnh 2.

Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau má, mỗi năm thu nhập 80 triệu đồng (Ảnh: TTXVN)

Ông Danh Nâu, ngụ ấp Hòa Út cho biết, ngoài sự vận động của chính quyền địa phương, trong đó vai trò của ông Danh Kha Miêu là rất lớn. Trong các phong trào lớn nhỏ gì khi được ông Miêu đứng ra vận động, bà con ai nấy đều tin tưởng làm theo. Ngoài việc vận động người dân học theo Bác để ra sức lao động sản xuất, tiết kiệm làm giàu, ông Miêu còn đứng ra hướng dẫn nhân dân làm ăn. Người dân trong ấp với 99% là dân tộc Khmer nay đã thoát nghèo cũng nhờ đường lối đúng đắn của Đảng, Bác Hồ thông qua tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, trong đó có ông Miêu. 100% hộ dân trong ấp đều trang trọng thờ chân dung ảnh Bác Hồ để tưởng nhớ, học tập và làm theo gương của Người.

Con đường quanh ấp Hòa Út dài 5 km giờ đã được bê tông, 8 cây cầu nông thôn đã được xây dựng, mỗi cây trị giá trên 100 triệu đồng, trong đó có nhiều đóng góp của người dân dân tộc Khmer trong ấp. Không chỉ thực hiện tốt phong trào tiết kiệm trong chi tiêu, làm ăn tập thể, các hộ dân tộc Khmer còn thực hiện tốt phong trào "3 sạch" gồm sạch ngõ, sạch nhà, sạch bếp; tích cực làm hàng rào cây xanh, góp tiền để cùng thực hiện phong trào "thắp sáng đường quê", giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Nhờ vậy, đến nay, toàn ấp Hòa Út có 315 hộ, chỉ còn 12 hộ nghèo.

"Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", người thanh niên dân tộc Khmer Chương Ngọc Khanh, ngụ ấp Hòa Hiếu 2, xã Định Hòa lại có hướng đi khác. Theo anh Khanh, với vai trò là "dường cột của nước nhà", nếu không ra sức lao động, sản xuất, làm sao có của cải để chăm lo cho gia đình và cùng góp sức với xã hội. Nói đi đôi với làm, lúc đầu gia đình chỉ có vài công đất sản xuất lúa, sau vài năm, anh Khanh đã mua thêm và thuê đất đến nay canh tác 5 ha. Ngoài thu nhập hàng năm vài trăm triệu đồng, anh Khanh còn nuôi ba ba, gà vịt, trồng rau màu, nuôi dế cho thu nhập khá.

Anh Chương Ngọc Khanh cho biết, nghề nuôi dế cũng là tình cờ đến với anh. Để có thức ăn nuôi ba ba, anh phải giăng lưới bắt cá về cho chúng. Thế nhưng, công việc đồng áng chiếm gần hết thời gian, anh phải tìm nguồn thức ăn khác thay thế. Sau khi tìm hiểu, anh lên quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ mua dế về nuôi làm thức ăn cho ba ba. Khi nuôi đế, anh bắt đầu mê loại này. Ngoài việc làm thức ăn cho ba ba, con dế cũng chế biến nhiều món ăn khá ngon. Do vậy, anh Khanh bắt đầu học hỏi thêm cách cho dế đẻ và dần nhân rộng ra nhiều chuồng để phát triển mô hình này.

Theo tính toán của anh Khanh, 13 chuồng hiện có, mỗi đợt thu hoạch dế nuôi trong vòng 45 ngày, ngoài làm thức ăn cho ba ba, anh còn thu hoạch khoảng 30 kg. Với giá bán hiện nay 200.000 đồng/kg, anh có 6 triệu đồng trong khi đó thức ăn cho dế chủ yếu là loại cám cho gà ăn và lá khoai mì (sắn) nên không tốn chi phí là bao.

Ngoài công việc làm ruộng, nuôi ba ba, gà vịt, rồng màu, nuôi dế, anh Khanh còn tự học đàn. Mỗi khi địa phương có đám tiệc, người dân đều nhờ đến anh. Vì vậy, hiện nay, nhiều thanh niên địa phương đã nêu tấm gương của anh để phát triển kinh tế gia đình cũng như sinh hoạt cộng đồng.

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Gò Quao Nguyễn Vũ Huy cho hay, những tấm gương tiêu biểu trong việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", qua tổng kết hàng năm đều được biểu dương, khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là với đồng bào dân tộc Khmer để họ tiếp tục cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Kiên Giang: Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tuyên truyền người dân chung tay xóa đói giảm nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO