Kinh nghiệm của một số thành phố ở Mỹ về tận dụng sức mạnh dữ liệu

Tâm An| 14/05/2021 09:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến mọi mặt trong đời sống cũng như công việc. Một hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) chính xác và mạnh mẽ có vai trò quan trọng trong việc đối phó với dịch bệnh cũng như giúp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) không bị bỏ lại phía sau trong làn sóng tác động của dịch bệnh.

COVID-19 khiến xu hướng làm việc của thế giới thay đổi và chuyển dần sang chế độ trực tuyến. Những công cụ quan trọng cho công việc và giải trí như máy tính, điện thoại thông minh và khả năng truy cập Internet an toàn đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.

Các cuộc họp công việc, học trực tuyến, trò chuyện video, đặt lịch xét nghiệm hoặc tiêm vắc-xin đều có thể được thực hiện bằng hình thức online.

CSDL chính xác và mạnh mẽ cũng chiếm một vị trí trung tâm mới trong cuộc sống của người Mỹ trong bối cảnh đại dịch. Dữ liệu về cư dân có thể thúc đẩy việc triển khai tiêm vắc-xin ở các tiểu bang và địa phương; dữ liệu về các DN nhỏ giúp họ có thể tiếp cận được với chính sách hỗ trợ vay vốn theo chương trình PPP (Chương trình Bảo vệ Tiền lương nhân viên); dữ liệu về xét nghiệm, ca nhiễm và tử vong nêu bật tác động bất bình đẳng do COVID-19; và những dữ liệu thể hiện rõ những hỗ trợ mà người dân cần để làm việc, ăn uống, học tập và tồn tại trong đại dịch.

Khi dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, một vấn đề lớn đã xuất hiện ở nước Mỹ đó là sự phân chia dữ liệu và kỹ thuật số ngày càng gia tăng.

Về mặt kỹ thuật số, 21,3 - 39,4 triệu người Mỹ (6,5 - 12% dân số) thiếu quyền truy cập vào băng thông rộng chất lượng, theo Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), Broadband Now.

Không có quyền truy cập Internet tốc độ cao, đáng tin cậy, người lớn không thể làm việc tại nhà một cách hiệu quả, trẻ em gặp khó khăn khi tham gia vào lớp học trực tuyến, các DN không thể tiếp cận được với các chính sách hoặc đăng ký các khoản vay của PPP, và các phân khúc dân số khác, đặc biệt là người già và người không nói tiếng Anh không có khả năng tiếp cận được với các thông tin về thử nghiệm và phân phối vắc-xin.

Về mặt dữ liệu, các thành phố nhận thấy CSDL hiện có của họ không được trang bị đầy đủ để đánh giá hoặc hiểu rõ được các vấn đề phức tạp mà cộng đồng của họ hiện đang phải đối mặt hoặc để đánh giá các sáng kiến đang hoạt động liệu có hiệu quả hay không?

Việc thiếu dữ liệu này đã dẫn đến những can thiệp thiếu sót làm trầm trọng thêm các vấn đề mà họ muốn giải quyết và thường tạo ra một loạt thách thức mới.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi dự án "Built for All" khảo sát 15 thành phố về trụ cột và kết quả mà chính quyền của họ muốn tập trung vào cải thiện và phát triển, trong đó có 11 thành phố đã lựa chọn: Tiếp cận công bằng các nguồn lực và cơ hội, với trọng tâm là đạt được kết quả về công nghệ, dữ liệu và mạng kỹ thuật số mang lại lợi ích cho tất cả mọi người là mục tiêu ưu tiên của họ.

Kinh nghiệm của một số thành phố ở Mỹ về tận dụng sức mạnh dữ liệu - Ảnh 1.

Tiếp cận công bằng các nguồn lực và cơ hội là trụ cột ưu tiên phát triển của nhiều thành phố.

Sự phân chia dữ liệu và kỹ thuật số mà các thành phố phải trải qua, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 là rất đa dạng. Mỗi thành phố phải vật lộn với hoàn cảnh cụ thể về nhu cầu của người dân và các tiêu chuẩn cộng đồng khác nhau.

Trong số 11 chính quyền thành phố đã chia sẻ về nỗ lực của họ trong việc giải quyết những thách thức về dữ liệu và tiếp cận kỹ thuật số, kinh nghiệm của Chattanooga, Portage và Denver có thể được coi là những hình mẫu mà các thành phố khác có thể học hỏi, nhân rộng và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, bối cảnh của thành phố mình.

Chattanooga - giải quyết sự bất bình đẳng kỹ thuật số là ưu tiên

Chattanooga đã triển khai mạng gigabit toàn thành phố đầu tiên của quốc gia vào năm 2010 - một thành tựu đáng chú ý đối với bất kỳ thành phố nào của Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp thành tích đó, không phải tất cả các cộng đồng ở "Gig City" đều có quyền truy cập Internet an toàn.

Kinh nghiệm của một số thành phố ở Mỹ về tận dụng sức mạnh dữ liệu - Ảnh 2.

Các khu dân cư cụ thể trong thành phố có mật độ tập trung cao mà không có quyền truy cập Internet, dẫn đến sự bất bình đẳng về kỹ thuật số ngày càng gia tăng. Mặc dù quan hệ đối tác với nhà mạng Comcast đã giúp một số người dân có thu nhập thấp vẫn có thể sử dụng mạng Internet trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, kết nối vẫn là một vấn đề tồn tại.

Nhằm khắc phục tình trạng này, thành phố đã xác định rằng việc giải quyết sự bất bình đẳng kỹ thuật số giúp tăng khả năng tham gia vào nền kinh tế của cư dân và tiếp cận các dịch vụ làm việc, trường học và chăm sóc sức khỏe từ xa, cần phải được ưu tiên trong chiến lược ứng phó với đại dịch của họ.

Trong suốt năm 2020, Chattanooga đã làm việc với đối tác trong các lĩnh vực, bao gồm cả các trường học ở Hamilton và EPB (công ty viễn thông và phân phối năng lượng điện của Mỹ thuộc sở hữu của thành phố Chattanooga), để khởi động sáng kiến HCS EdConnect, với sự tài trợ của thành phố, Hamilton, hệ thống các trường học và một số đối tác cộng đồng khác.

Theo đó, HCS EdConnect là một sáng kiến cung cấp dịch vụ Internet miễn phí cho khoảng 28.500 học sinh gặp khó khăn về kinh tế tại các trường học thuộc hạt Hamilton giúp học sinh có quyền truy cập Internet học trực tuyến khi đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Sự hợp tác này nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cho giáo dục bằng cách cung cấp giải pháp băng thông rộng chất lượng cao cho tất cả học sinh, sinh viên có nhu cầu.

Kinh nghiệm của một số thành phố ở Mỹ về tận dụng sức mạnh dữ liệu - Ảnh 3.

HCS EdConnect là một sáng kiến cung cấp dịch vụ Internet miễn phí giúp học sinh có thể tham gia dễ dàng vào các lớp học trực tuyến.

Các gia đình trong khu vực dịch vụ EPB có học sinh tham gia HCS EdConnect sẽ nhận được một bộ định tuyến và dịch vụ Internet ít nhất 100Mbps miễn phí. Dịch vụ Internet này nhanh hơn ít nhất 4 lần so với các dịch vụ truy cập giáo dục thông thường từ các nhà cung cấp khác và nó là dịch vụ duy nhất cung cấp tốc độ đối xứng mà không có giới hạn dữ liệu.

Do đó, các học sinh, sinh viên sử dụng HCS EdConnect sẽ có đủ dung lượng và dữ liệu băng thông rộng để tham gia vào quá trình học tập dựa trên video và các ứng dụng giáo dục băng thông cao khác. Chương trình được xây dựng để các sinh viên đủ điều kiện sẽ duy trì dịch vụ Internet miễn phí trong ít nhất 10 năm.

Khu vực Chattanooga được phục vụ bởi 100% mạng cáp quang đến tận nhà do EPB xây dựng, đi qua mọi nhà và DN, làm cho sáng kiến HCS EdConnect trở nên khả thi.

Bên cạnh đó, thành phố Chattanooga cũng cam kết tiếp tục thực hiện và đổi mới sáng kiến này để đảm bảo công bằng và bền vững trong dài hạn.

Portage - sử dụng dữ liệu xây dựng một nền kinh tế linh hoạt và đa dạng hơn

Thành phố Portage, nằm ở Tây Nam Michigan, gần đây đã trở thành tâm điểm chú ý với tư cách là trụ sở sản xuất vắc-xin COVID-19 của Pfizer ở Mỹ. Ngoài Pfizer và Stryker, hai trong số những công ty thuộc chủ quản quan trọng của thành phố, Portage còn là nơi có hàng loạt các DN nhỏ, công nghiệp nhẹ định hình văn hóa kinh doanh của thành phố này.

Kinh nghiệm của một số thành phố ở Mỹ về tận dụng sức mạnh dữ liệu - Ảnh 4.

Trong khi Portage đã phát triển và đa dạng hóa một khu vực tư nhân mạnh mẽ, với tinh thần loại bỏ các rào cản kinh doanh, thành phố đã không yêu cầu giấy phép kinh doanh đối với các DN.

Để đánh giá và theo dõi các DN, thành phố đã phụ thuộc vào nhiều loại CSDL của thuế, chứ không có cơ sở dữ liệu về thông tin liên hệ riêng lẻ để chủ động giao tiếp và tiếp cận với các DN.

Điều này đặt ra những thách thức cho thành phố trong việc kết nối với các DN địa phương nhằm hỗ trợ trong đại dịch COVID-19, chẳng hạn như giúp các DN tiếp cận được với khoản vay của PPP. Nếu không có các kênh liên lạc trực tiếp hoặc các kênh phụ trợ được thiết lập, nhiều DN, đặc biệt là những DN có vốn xã hội thấp có thể bị bỏ lại mà không có thông tin và hỗ trợ.

Chính những thách thức mới này đã giúp thành phố xem xét để có giải pháp nhằm cải thiện việc giao tiếp, trao đổi thông tin cộng đồng trong kỷ nguyên kỹ thuật số ngày càng tăng.

Theo đó, Portage đang làm việc để cải thiện luồng thông tin hai chiều với các DN và người dân thông qua kết hợp các phương pháp tiếp cận, bao gồm:

Giới thiệu một chuyên gia tham gia vào chương trình "Tiếp cận cộng đồng" với vai trò là người liên lạc với cộng đồng DN của thành phố và kết nối các nguồn lực thông qua nhiều sáng kiến khác nhau.

Giới thiệu các công cụ và công nghệ tiếp cận cộng đồng rộng hơn theo thời gian thực để khuyến khích giao tiếp hai chiều giữa thành phố và DN, người dân và các bên liên quan.

Tăng cường tương tác kỹ thuật số để tiếp cận DN, tiếp cận cư dân, tiếp cận với các bản cập nhật Quy hoạch toàn diện và Mã phân vùng sắp tới của thành phố. Các công cụ này sẽ bao gồm bảng điều khiển, khảo sát thời gian thực, trực quan hóa dữ liệu và mô hình 3D để truyền tải các kịch bản cho người dân và DN, đồng thời tham gia vào một cuộc đối thoại phản ánh các mối quan tâm và tiếng nói đa dạng từ cộng đồng.

Cuối cùng, Portage mong muốn gia tăng sử dụng dữ liệu với mục đích đảm bảo các khoản đầu tư kinh tế trên nhiều lĩnh vực và DN được định hướng dựa trên dữ liệu, đồng thời sẽ cải thiện giao tiếp với các DN và cộng đồng rộng lớn hơn. Làm được như vậy, Portage sẽ xây dựng một nền kinh tế với tư duy tương lai linh hoạt và đa dạng hơn.

Phát triển một Denver bền vững, công bằng và thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước đại dịch COVID-19, thành phố Denver (Colorado) đã trải qua một thời kỳ bùng nổ kinh tế. Tuy nhiên, sự suy thoái kinh tế và sự thay đổi nhanh chóng trong công việc do dịch bệnh đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Kinh nghiệm của một số thành phố ở Mỹ về tận dụng sức mạnh dữ liệu - Ảnh 5.

Do hậu quả của COVID-19, thành phố đã phải chuyển đổi sang chiến lược "tương lai của việc làm" trong một sớm một chiều, thay vì theo kế hoạch ban đầu là 2 năm để điều chỉnh các dịch vụ phát triển lực lượng lao động của họ nhằm phù hợp hơn với thế giới kỹ thuật số.

Đồng thời, các loại công việc dành cho người dân đang thay đổi khi các lĩnh vực cụ thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và các công ty đang phát triển cũng dần chuyển đổi sang áp dụng tự động hóa và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo Liz Babcock, Trưởng nhóm Hành động vì khí hậu, sứ mệnh của sáng kiến "Việc làm xanh" là "tạo ra con đường nghề nghiệp và mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động (tập trung vào những người từ các cộng đồng có nguồn lực hạn chế), đồng thời tạo điều kiện cho một quá trình chuyển đổi chính đáng để hỗ trợ phát triển một Denver bền vững và thích ứng với khí hậu", và sáng kiến này ngay lập tức đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết.

Giờ đây, thành phố đang sử dụng dữ liệu và công nghệ để giải quyết hai trong số những vấn đề cấp bách nhất hiện nay - trang bị cho lực lượng lao động của tương lai và định hình chiến lược phát triển kinh tế để chống lại biến đổi khí hậu và đáp ứng mục tiêu công bằng xã hội.

Để xác định nhu cầu của cộng đồng, chúng tôi đi vào các khu dân cư bằng hai tai và một miệng, với mục đích lắng nghe nhiều hơn là nói.

Bret Walker, Giám đốc Dịch vụ tuyển dụng, Văn phòng Phát triển và Cơ hội kinh tế Denver

Nhận thấy những tác động khác nhau đối với các cộng đồng chưa được phục vụ trước đó, Denver đang đưa công bằng vào cách tiếp cận của mình bằng cách yêu cầu tất cả các cơ quan thành phố gửi Kế hoạch công bằng cho Văn phòng Đổi mới và Công bằng xã hội của Thị trưởng để được phản hồi, hỗ trợ và đào tạo trong tương lai.

Văn phòng Phát triển và Cơ hội kinh tế Denver hợp tác với nhóm Hành động vì khí hậu bền vững & khả năng phục hồi đang giúp giảm bớt các rào cản và tăng khả năng tiếp cận với các nghề nghiệp và sáng kiến "Việc làm xanh" cho cộng đồng Denver.

Theo đó, các sáng kiến này bao gồm:

- Trang bị cho người dân những kỹ năng mới thông qua hội thảo, đào tạo và sự kiện ảo.

- Giảm các rào cản đối với việc tiếp cận việc làm cho người dân từ các cộng đồng thiếu nguồn lực, người da màu và người lao động trong các ngành công nghiệp đang chuyển đổi.

- Xây dựng mối quan hệ với các ngành và cộng đồng để tạo ra một hợp tác dài hạn, liên ngành chất lượng.

- Kết nối cư dân với cơ hội việc làm ngay lập tức trong hội chợ việc làm ảo.

Tại tất cả các bộ phận của mình, Denver tin rằng "không có ý tưởng tồi" khi kết nối những người tìm việc với các vị trí, đồng thời cam kết thực hiện và cải thiện khi nhận được phản hồi. Phát triển lực lượng lao động hiệu quả và nguồn lao động dồi dào là điều cần thiết để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Dữ liệu và kỹ thuật số sẽ tiếp tục có tầm quan trọng hàng đầu, đặc biệt khi các thành phố bước vào giai đoạn phục hồi sau COVID-19 và khi cố gắng xây dựng trở lại mạnh mẽ và công bằng hơn.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
Kinh nghiệm của một số thành phố ở Mỹ về tận dụng sức mạnh dữ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO