Truyền thông

Lào Cai chăm lo phát triển KT-XH đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TT 10/11/2024 10:16

Để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã và đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021.

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 781,1 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 66,2%. Toàn tỉnh hiện có 140 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), trong đó có 66 xã, phường, thị trấn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 04 xã khu vực II, 68 xã khu vực I; có 605 thôn đặc biệt khó khăn.

Nhiều kết quả tích cực

Theo UBND tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 10/9/2024, tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN (Chương trình) năm 2024 là 1.922.036 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư ngân sách Trung ương là 637.182 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 896.573 triệu đồng.

9 tháng đầu năm 2024, kết quả giải ngân toàn tỉnh là: Vốn đầu tư: 261.582 triệu đồng đạt 41% kế hoạch vốn Trung ương giao; vốn kế hoạch giao năm 2024: đã giải ngân 253.440 triệu đồng đạt 42% kế hoạch; vốn sự nghiệp: 59.611triệu đồng, đạt 6,6% kế hoạch.

Triển khai Chương trình, Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai các dự án thành phần của Chương trình, trong đó đặc biệt đẩy mạnh thực hiện Dự án 1 (Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) và Dự án 2 (Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết) nhằm từng bước ổn định đời sống của đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh.

Đối với Dự án 1, năm 2023, tỉnh hỗ trợ đầu tư nhà ở cho 119 hộ; đã giải ngân 19.386 triệu đồng để đầu tư 26 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 3.560 hộ; hỗ trợ cho 163 hộ mua sắm máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất; hỗ trợ 4.883 téc nước, bồn chứa nước và 4.825m ống dẫn nước cho 4.883 hộ; hỗ trợ cho vay: đất ở 2.410 triệu đồng (49 người), nhà ở 9.807 triệu đồng (247 người), chuyển đổi nghề 33.276 triệu đồng (408 người).

Trong năm 2024, tỉnh đã khẩn trương phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ theo Chương trình, đẩy nhanh tiến độ các nhà đang triển khai xây dựng chưa hoàn thành và đến nay đã thực hiện khởi công được 62 nhà, trong đó xây dựng hoàn thành được 7 nhà trên địa bàn tỉnh. Lũy kế kết quả thực hiện từ đầu Chương trình đến nay xây dựng hoàn thành được 227/351 nhà, dự kiến phấn đấu sẽ xây dựng hoàn thành 124 nhà còn lại trong năm 2024.

Đồng thời, tỉnh cũng tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, thực hiện các thủ tục nghiệm thu công trình hoàn thành và thanh quyết toán các công trình đã giải ngân được 11.066 triệu đồng. Lập và trình phê duyệt dự toán, tổ chức mời thầu đã giải ngân 2.673 triệu đồng cho 891 hộ mua téc, lu đựng nước.

Đối với Dự án 2: có 3 dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết tập trung, cụ thể:

Dự án sắp xếp dân cư thiên tai thôn Ta Khuấn, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, đã xin ý kiến đồ án xong, đang chờ phê duyệt quy hoạch chung của xã Sơn Thủy.

Dự án sắp xếp dân cư thiên tai thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát đã có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư; Thông báo thu hồi đất; Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 12 hộ gia đình và 01 tổ chức. Đơn vị thi công đang thi công hạng mục cấp nước; Đã thi công xong đập đầu mối thu nước nguồn 1+2, bể lọc thô, bể cắt áp, bể áp lực và khoảng 2km tuyến ống cấp nước.

Dự án sắp xếp dân cư thiên tai thôn Tả Pa Cheo, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, đã có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư; Thông báo thu hồi đất; Lập phương án Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 01 tổ chức và 28 hộ gia đình. Hiện nay đang thực hiện thi công san gạt mặt bằng, tỉnh Lào Cai tập trung hỗ trợ 4 hộ theo hình thức sắp xếp dân cư xen ghép (huyện Bảo Thắng: 2 hộ, thị xã Sa Pa: 2 hộ).

UBND TP. Lào Cai đang triển khai đầu tư 2 dự án sắp xếp dân cư tại 2 xã (Hợp Thành, Thống Nhất), trong đó sử dụng nguồn vốn Chương trình năm 2022, 2023 để giải phóng mặt bằng dự án. Hiện nay, dự án tại xã Hợp Thành đã giải ngân được 1.260 triệu đồng, dự án tại xã Thống Nhất đã hoàn thiện hồ sơ để trình quyết định phê duyệt Dự án.

Việc triển khai tốt hai dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 1719/2021/QĐ-TTg trên, góp phần ổn định đời sống cho người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tạo tiền đề vững chắc để người dân vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

2.jpg
Hàng trăm tuyến đường giao thông nông thôn ở Lào Cai đã và đang được đầu tư từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719. (Ảnh: baodantoc.vn).

Đặc biệt, ngày 26/10/2024, các địa phương trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã đồng loạt ra quân triển khai phong trào thi đua 75 ngày đêm thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3 (bão Yagi), với mục tiêu phấn đấu đến ngày 31/12/2024 sẽ hoàn thành xây mới và sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát cho 470 hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo và hộ DTTS trên địa bàn.

Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 470 nhà tạm, nhà dột nát có 51 nhà thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, đã khởi công và bàn giao 34 nhà, còn 17 nhà sẽ sớm được bàn giao; 25 nhà bị sập 100% do bão số 3, hiện 2 nhà đã làm xong, 20 nhà đang xây, còn 3 nhà đang làm thủ tục hồ sơ; 394 nhà thực hiện theo Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 03/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, trong đó làm mới 172 nhà, sửa chữa 222 nhà, hiện đã khởi công được 40 nhà.

Nguồn lực thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát, thị xã Sa Pa đã tập trung huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: nguồn kinh phí hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, nguồn bố trí ngân sách tỉnh Lào Cai, nguồn vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Vì người nghèo. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội và nguồn xã hội hóa từ việc vận động doanh nghiệp, các mạnh thường quân để hỗ trợ xây nhà.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết, các cơ quan làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đã chủ động nắm bắt kịp thời tình hình thực tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn; tích cực tham mưu, ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc triển khai, thực hiện chính sách dân tộc.

9 tháng đầu năm 2024, ngành công tác dân tộc tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND ban hành 6 Nghị quyết; trực tiếp ban hành 8 kế hoạch, 16 Quyết định, 13 báo cáo, 24 văn bản để chỉ đạo, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 trên địa bàn.

Để đảm bảo hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 04/2023 quy định một số nội dung về hỗ trợ đất ở và định mức đất sản xuất để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Căn cứ vào quỹ đất, điều kiện thực tế từng dự án và nhu cầu của hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định diện tích đất ở cho từng hộ, đảm bảo theo nguyên tắc không thấp hơn diện tích tối thiểu và không vượt quá diện tích tối đa.

“Trong 9 tháng đầu năm 2024, cơ quan làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, các chính sách về công tác dân tộc và đạt được kết quả tích cực: tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ước giảm 5%; 1 xã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đạt nhiều kết quả (từ 1/12/2023 đến 31/8/2024, toàn tỉnh có 51 trường hợp tảo hôn, giảm 36 người so với cùng kỳ năm 2023; không có trường hợp kết hôn cận huyết thống trong đồng bào DTTS)...”, ông Nguyễn Xuân Nhẫn cho hay [1].

Diện mạo mới trên vùng quê Phú Nhuận

Phú Nhuận là xã vùng thấp nằm ở phía Tây Nam của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, có hơn 2.900 hộ với hơn 11.130 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 25 thôn, trong đó, đồng bào dân tộc Dao chiếm khoảng 16,9%.

Nhờ những chương trình hỗ trợ từ Nhà nước như chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới… đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Phú Nhuận. Các hộ gia đình khó khăn được hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế, học sinh được cấp học bổng và đồ dùng học tập, người già và trẻ em được chăm sóc sức khỏe tốt hơn…

3.jpg
Hàng nghìn hộ DTTS ở Lào Cai đã được ở trong những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố. (Ảnh: baodantoc.vn).

Hạ tầng giao thông ở Phú Nhuận được nâng cấp. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại và giao thương. Trạm Y tế xã Phú Nhuận được xây dựng khang trang, trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Bà Hoàng Thị Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng cho biết: Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Dao tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của người dân và sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước [4].

Những thay đổi tích cực về KT-XH, và bảo vệ văn hóa truyền thống đã giúp cộng đồng phát triển toàn diện, tạo nên một bức tranh tươi sáng và đầy triển vọng cho tương lai. Đồng bào Dao đã làm chủ ngay chính mảnh đất của mình, tình trạng di cư không xảy ra trên địa bàn, người Dao yên tâm ổn định xây dựng cuộc sống mới.

Các dự án phát triển kinh tế như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và các mô hình kinh tế đã giúp người dân địa phương có thu nhập ổn định. Nhiều gia đình đã xây dựng được những ngôi nhà kiên cố, khang trang.

Một minh chứng rõ nét cho sự thay đổi này, ông Triệu Phúc Minh, thôn Phú Sơn, xã Phú Nhuận từng là một hộ nghèo, nhưng nhờ sự hỗ trợ của chương trình 135, anh đã mạnh dạn vay vốn để mở rộng mô hình chăn nuôi gia súc.

Hiện nay, gia đình ông không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá giả trong thôn, góp phần giúp đỡ các hộ gia đình khác phát triển kinh tế.

1.png
Cây chè đang trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc Dao xã Phú Nhuận. (Ảnh: trangtraiviet.danviet.vn).

Hay, gia đình bà Triệu Thị Phấy, thôn Nhuần 4 là một trong những nông dân điển hình của vùng đất này. Trước đây, gia đình chị chủ yếu dựa vào trồng lúa và ngô, cuộc sống rất bấp bênh. Nay, nhờ sự hỗ trợ của các chương trình phát triển kinh tế của Nhà nước, gia đình chị đã mạnh dạn áp dụng mô hình trồng cây chè và chăn nuôi gia súc. Nhờ vậy, thu nhập của gia đình đã ổn định hơn nhiều.

Niềm vui của bà Triệu Thị Phấy cũng chính là niềm vui của người dân vùng quê Phú Nhuần. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình phát triển kinh tế của Nhà nước, họ đã mạnh dạn áp dụng mô hình phát triển kinh tế mới, đã mang lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần làm cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

"Bà con nơi đây hầu hết là DTTS, trước kia chủ yếu phát nương rẫy để phục vụ đời sống hằng ngày, nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, đã hướng dẫn bà con làm kinh tế mới, đưa cây chè chất lượng cao vào trồng tại thôn, hiện nay bà con có thu nhập rất ổn định", bà Triệu Thị Phấy bộc bạch [4]./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Lào Cai chăm lo phát triển KT-XH đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO