Các tem thư đầu tiên không có răng cưa, nhân viên bưu điện phải dùng kéo để cắt rời từng con tem.Năm 1847, ông Henry Archer người Anh đã thiết kế ra thiết bị máy cắt tem, gọi là máy Archer Roulette. Máy hoạt động bằng cách dùng dao xén đường hằn trên tem tạo thành đường hằn sẽ dễ xé bằng tay, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1848 ở các quầy bưu điện. Nhưng sau một thời gian thử nghiệm, máy này cắt này ít được sử dụng, vì lý do, là lưỡi dao cắt tem hay cắt cả bề mặt bên dưới và lưỡi dao phải thay liên tục, tốn kém. Sau một thời gian vào năm 1850 tức là sau 10 năm con tem đầu tiên được phát hành máy cắt tem bằng cách bấm lỗ, đây chính là tiền thân của răng tem (tiếng tây là Perforations).
Mẫu tem này là bản thử nghiệm máy cắt đầu tiên của Archer
Máy đục răng đầu tiên, thay vì cắt dao thì dùng 1 lược kim loại để nhấn 1 hàng lỗ vào con tem
Mặc dù phát minh ra từ sớm nhưng thử nghiệm rất lâu thì máy của Archer mới được áp dụng để đục răng tem bưu chính vào năm 1854.
Cũng trong năm 1854 này, tại Mỹ, William và Henry Howe Bemrose đăng kí phát minh cho máy tách tem bằng quy trình quay (rotary process). Lúc ban đầu, máy rotary cũng được cắt bằng dao như máy roulette của Archer. Nhưng sau đó máy đã được ông George C Howard tại nhà in Toppan Carpenter cải tiến thành máy đục răng dạng quay, với thiết kế này, con tem đục răng đầu tiên của Mỹ ra đời năm 1857.
Anh em nhà Bemrose
Lưỡi đục răng của máy rotary được G C Howard cải tiến
Hình vẽ máy đục răng
Hiện nay công nghệ của Việt Nam có hai máy đục răng tem hiệu BICKEL Heiborn Model HA 5/68 của Cộng hoà Liên bang Đức, nhập từ năm 1988 khổ giấy 42x52 cm. Về hàm răng đục có hình dạng hình vuông và hình chữ nhật thông thường, chỉ có một hàm răng đục chụp cho blốc hình chữ nhật khuôn khổ 32x43 (mm), chưa có hàm răng đục tem liên hoàn.
Các thiết bị này là bán tự động, mỗi lần đục cho từ 3 - 5 tờ tem, các lỗ đục tròn đều, độ chính xác cao. Khi máy hoạt động phần trên của hàm (bộ phận giữ kim) dập lên dập xuống theo phương thẳng đứng đột thủng giấy (bộ phận định hướng và bộ phận đế cố định). Mỗi loại máy đục chỉ lắp được loại hàm có chiều dài nhất định. Ví dụ máy BICKEL HA-5/68 dùng cho hàm đục có chiều rộng tối đa là 68cm; máy WS 70-P dùng cho hàm đục có chiều rộng tối đa là 70cm.
Cùng với việc phát triển công nghệ in ấn tem, kỹ thuật đục răng cũng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Từ những ngày đầu, tem không có răng phải dùng dao hoặc kéo để cắt rời từng con tem đến việc áp dụng những phương pháp thủ công thô sơ như dùng kim châm, bánh xe có răng, bàn ghim .v.v. để tạo lỗ thủng giúp tách rời những con tem một cách dễ dàng, tới việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị đục răng tem (bán tự động, tự động). Với các hàm răng đục đơn, hàm răng đục liên hoàn, hàm răng đục chụp, hàm răng đục hỗn hợp, với hình dạng khác nhau (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn .v.v.) với nhiều khuôn khổ phong phú, đồng thời răng đục cũng phát triển đa dạng, từ loại thông thường như hình trụ đường kính 0,8 ¸ 0,9 hoặc 1mm .v.v., cho tới dạng đặc biệt như hình elip, hình sao, hình kim cương .v.v. kèm theo là các thiết bị có khả năng tương thích cao, thao tác đơn giản, tốc độ nhanh, có tính năng kỹ thuật cho phép đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng (các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh và những người sử dụng tem, sưu tập tem) đã làm cho thế giới kỳ diệu của những con tem ngày càng trở lên phong phú và hấp dẫn người chơi tem.
Hiện nay, Tem bưu chính Việt nam sử dụng các hàm đục có 14 hàm răng đục các loại, trong đó về tem có 12 hàm và bloc có 02 hàm bao gồm:
Răng đục hình lược:
08 khuôn hình chữ nhật: 40 x 50; 31 x 46; 32 x 43; 24 x 43; 24 x 31;
20 x 25; 23 x 26; 27 x 37;
02 khuôn hình vuông: 46 x 46; 37 x 37;
Răng đục bậc thang kép:
01 khuôn đục bậc thang kép, 1 khuôn khổ
(có răng đục chống giả hình elíp) : 20x26
* Răng đục chụp:
Blốc có khuôn khổ: 32 x 43
Blốc có khuôn khổ 40 x 28
(có răng đục chống giả hình elíp)
Tất cả các hàm răng trên đều đã được sử dụng trong sản xuất tem Bưu chính Việt Nam (tần xuất sử dụng khác nhau).