Diễn đàn

Liên hợp quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng về chuyển đổi số và AI

Thanh Tuấn (TTXVN) 06/02/2025 07:40

Ngày 5/2, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, đã có cuộc làm việc ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ.

hoang-giang-12052021.jpg
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ). Ảnh: TTXVN phát

Theo phóng viên TTXVN tại New York, tại cuộc gặp, Phó Tổng Thư ký Amandeep Singh Gill chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Phái đoàn và các cơ quan hữu quan của Việt Nam để chuyến công tác của ông tại Hà Nội tháng 1/2024 vừa qua thành công tốt đẹp; bày tỏ vinh dự được có các cuộc gặp và trao đổi sâu, bổ ích với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo một số Bộ, Ban, ngành cũng như chuyên gia hàng đầu về công nghệ của Việt Nam.

Đánh giá cao tầm nhìn và các quyết sách mang tính đột phá, Phó Tổng thư ký LHQ bày tỏ ấn tượng về nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó thách thức và tận dụng cơ hội để đạt được những bước tiến lớn trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo đảm an ninh mạng, trong đó có sự tham gia đóng góp tích cực của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, FPT, VinAI…

Cho rằng các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI của Việt Nam thuộc 20 trung tâm hàng đầu thế giới ngoài Trung Quốc, với đội ngũ hùng hậu các chuyên gia công nghệ tài năng và nhiệt huyết, ông Amandeep Singh Gill khẳng định Việt Nam không chỉ là hình mẫu về phát triển công nghệ mà có khả năng trở thành trục hợp tác quan trọng giúp nâng cao năng lực AI cho các nước đang phát triển. Lãnh đạo LHQ bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tích cực tại các cơ chế Nhóm chuyên gia khoa học và Đối thoại về quản trị AI của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.

Chia sẻ các ý kiến của Phó Tổng thư ký LHQ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam xác định khoa học công nghệ và đối mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược để đạt tăng trưởng cao ở mức 2 con số trong những năm tới, hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và có thu nhập cao vào năm 2045. Đại sứ nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mới được ban hành là bước đột phá để đạt được khát vọng này, trong đó thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban chỉ đạo và Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Phó Trưởng ban chỉ đạo.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và lắng nghe các ý kiến tư vấn của LHQ và cá nhân Phó Tổng thư ký; ủng hộ ý tưởng đưa Việt Nam thành một trục hợp tác về chuyển đổi số và AI; mong LHQ thúc đẩy hiện thực hóa ý tưởng này. Việt Nam sẵn sàng phát huy vai trò và đóng góp tích cực hơn vào các các sự kiện, tiến trình thảo luận quan trọng của LHQ về chuyển đổi số, quản trị AI. Nhân dịp này, Trưởng Phái đoàn Việt Nam nhắc lại lời mời Tổng Thư ký và Phó Tổng thư ký tham dự Lễ mở ký Công ước LHQ về tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2025.

Theo TTXVN
Copy Link
Bài liên quan
  • Các ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2025 của Liên hợp quốc
    Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres giữa tháng 1/2025 đã trình bày các ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2025 của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, nêu bật vấn đề thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức và bất ổn chưa từng thấy.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Kiến nghị hỗ trợ cơ quan báo chí ổn định, tiếp nhận nhân sự
    Trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, công tác báo chí nói chung và thông tin tuyên truyền đối ngoại đã thực hiện đầy đủ những định hướng cơ bản và trọng tâm,… được dư luận báo chí nước ngoài chú ý, quan tâm, nhìn nhận Việt Nam là “con rồng nhỏ” của khu vực và thế giới.
  • Khai trương đại lý dịch vụ công trực tuyến đầu tiên tại Hà Nội
    Việc thúc đẩy hoạt động mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền số, nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến, hướng tới mục tiêu 80% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2025.
  • FPT tiên phong về AI, vươn mình tạo dựng tương lai
    Với chiến lược và mục tiêu rõ ràng, FPT đã giành thắng lợi lớn trên hành trình phát triển bền vững. Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Từ Stargate đến DeepSeek: Tương lai của AI và quyền riêng tư dữ liệu
    DeepSeek đã gây ra địa chấn với giới công nghệ khi tuyên bố chatbot R1 của họ có khả năng ngang bằng với các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của Mỹ, nhưng với chi phí thấp hơn nhiều. Điều này đã mang lại những tác động lớn đối với các công ty công nghệ lớn nói riêng và tương lai của AI nói chung.
  • ‏FPT ‏‏tại Nhật Bản‏‏ ‏ hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2027‏
    ‏Nhật Bản -‏‏ thị trường xuất khẩu ‏‏dịch vụ CNTT‏‏ quan trọng nhất của FPT, chính thức ‏‏vượt‏‏ mốc doanh thu 500 triệu USD. Từ đó đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu trở thành thị trường tỷ đô vào năm 2027.‏
  • Hà Nội: Ứng dụng công nghệ số, triển lãm báo Xuân trực tuyến
    Thư viện quận Tây Hồ là thư viện công cộng đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội ứng dụng công nghệ số thực hiện triển lãm báo xuân, chủ động đưa văn hoá đọc tiếp cận gần nhất với người dân.
  • Công nghệ nhắn tin đang tác động đến Đông Nam Á như thế nào?
    Sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi giao tiếp theo nhiều cách. Đã qua rồi cái thời mà một người phải dựa vào kết nối mạng di động để gửi và nhận tin nhắn.
  • Quản lý dữ liệu và GenAI
    Sự trỗi dậy của AI tạo sinh (GenAI) giống như một bước ngoặt đối với các doanh nghiệp muốn thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân với tiềm năng chuyển đổi của GenAI.
  • Kỷ nguyên mới đòi hỏi báo chí phải phát triển, vươn mình cùng dân tộc
    Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
  • Chiến lược quản lý dữ liệu chính MDM - “Nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ, chuẩn bị sẵn sàng”
    Một chiến lược quản lý dữ liệu được xây dựng tốt có thể cải thiện năng suất, nâng cao độ chính xác của dữ liệu và tiết kiệm thời gian cho một tổ chức. Khi được thiết kế và triển khai đúng cách, nó đảm bảo chất lượng, tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu. Ngoài ra, nó đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu và giúp hợp lý hóa các quy trình nội bộ của tổ chức.
Liên hợp quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng về chuyển đổi số và AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO