Lời giải cho sử dụng và quản lý livestream

16/09/2021 21:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhà nước cần hướng các tranh chấp trên mạng xã hội phải được giải quyết bằng pháp luật. Đây là cách giải quyết của một xã hội hiện đại, tôn trọng văn hóa pháp quyền.

Hiện nay, truyền thông đang nổi lên một “cuộc chiến” giữa một bên là những người ủng hộ bà Phương Hằng livestream “bóc phốt” nhiều người nổi tiếng trong vấn đề từ thiện, quảng cáo sai sự thât và thông tin đời tư, với một bên là những nhà báo muốn ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích của người khác.

Bài viết này không cố phân tích ai đúng, ai sai trong cuộc đối đầu đó mà thử nêu lên khuôn khổ pháp lý cũng như thông lệ mang tính đạo đức nhằm giải quyết những vụ việc được dự kiến sẽ còn tăng cao tới đây, cùng với sự phát triển của mạng xã hội.

Bối cảnh

Tuy nhiên, hiện tượng này cần đặt trong bối cảnh đó là, tình trạng những hành vi vi phạm tương tự như trên đã và đang xảy ra nhiều, nhiều người lợi dụng truyền thông, mạng xã hội để bôi nhọ, tấn công, xúc phạm người khác nhưng không bị xử lý (có thể kiểm chứng qua sự vu khống, xúc phạm nhiều nhà báo nổi tiếng); nhiều nghệ sĩ nổi tiếng lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật, livestream dụ dỗ người hâm mộ mua thuốc kém chất lượng để trị bệnh (đã có nạn nhân và hậu quả thật khó lường) nhưng sau đó xin lỗi là được dư luận bỏ qua.

Điều này dẫn đến họ nhầm tưởng rằng, sẽ không sao cả khi vi phạm tràn lan như một hiện tượng xã hội.

Về nguyên tắc, những người thực hiện hành vi tấn công người khác đều phải bị trừng trị nghiêm minh bởi luật pháp, và không thể bao biện với bất kỳ lý do nào.

Lời giải cho sử dụng và quản lý livestream - Ảnh 1.

Hiện nay, nhiều quốc gia đang tính đến xử lý các công ty công nghệ như Facebook, Youtube, Google vì tính chất ngăn chặn hậu quả nhanh hơn một tiến trình thủ tục pháp lý

Trước đó, vi phạm tràn lan, nhưng vắng bóng hẳn tiếng nói mạnh mẽ của báo điện tử VOV.

Chúng ta có thể xem clip tràn lan, từ nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chửi khán giả, truyền tấn công người khác; nhóm nghệ sĩ kéo bè đến nhà gymer Duy Nguyễn gây rối; hay cô người mẫu văng tục bạt mạng, chửi khách hàng như hát; rồi hiện tượng phở chửi, bún chửi ở Hà Nội cũng xem như một “đặc sản” thì báo điện tử VOV ít đề cập, nếu trước giờ báo công tâm đeo đuổi chủ đề này và có những bài viết sâu sắc thì người dân sẽ không bất bình đến thế.

Tuy nhiên, hành vi của nhiều người tấn công vào hệ thống mạng của VOV từ tối 12/6 và bị dừng hoạt động từ trưa 13/6 rất nghiêm trọng, có thể vi phạm tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử theo điểm c khoản 1 Điều 287 BLHS 2015. Những người có hành vi chủ mưu, xúi giục, giúp sức cho người thực hiện vụ tấn công cũng sẽ bị xử lý về tội danh này với vai trò đồng phạm.

Vì vậy, với các hành vi vi phạm nêu trên, cũng na ná nhau về tính chất, cùng sử dụng công cụ là mạng xã hội, nhưng chỉ qua vũ khí bà Phương Hằng hiện đại quá nên sát thương cao quá, gây chấn động lớn, nên vấn đề đến đỉnh điểm cần xử lý nghiêm tất cả mọi người.

Nhà nước cần hướng các tranh chấp trên mạng xã hội phải được giải quyết bằng pháp luật. Đây là cách giải quyết của một xã hội hiện đại, tôn trọng văn hóa pháp quyền.

Pháp luật ở một số quốc gia

Hiện nay, nhiều quốc gia đang tính đến xử lý các công ty công nghệ như Facebook, Youtube, Google vì tính chất ngăn chặn hậu quả nhanh hơn một tiến trình thủ tục pháp lý. Vì để kiện hay có một bản án, thường kéo dài rất lâu, và nạn nhân đã ngấm hết các liều thuốc độc từ tin sai, tin xúc phạm. Việc ép các công ty công nghệ lập hàng rào kỹ thuật xử lý hậu quả trước khi tiến trình tố tụng thực hiện.

Ở Đức, năm 2017 đã ban hành Luật thực thi pháp luật trên mạng Interne (NetzDG) với mục đích ngăn chặn “phát ngôn thù địch (hate speech), hành vi phỉ báng (defamation), tin đồn ác ý (malicious gossip)”, lan truyền “tin giả” (fake news) để buộc các công ty công nghệ về mạng xã hội quốc tế phải kiểm duyệt các nội dung được đăng tải trên các trang của họ.

Các mạng xã hội phải gỡ bỏ các “nội dung trái luật” (unlawful content). NetzDG chỉ bổ sung các yêu cầu mới để xử lý thông tin trên mạng xã hội, nơi mà mức độ tác động của hành vi vi phạm gây thiệt hại rất lớn, trong thời gian nhanh, nhờ tốc độ chia sẻ thông tin “kinh hoàng”.

NetzGD yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội với các nội dung vi phạm (khiêu dâm, bạo lực, kích động gây thù ghét, đến tin sai sự thật, tin giả), tùy theo mức độ, khi nhận được yêu cầu xóa bỏ phải xóa trong vòng 24 giờ hay có thể kéo dài thời gian xử lý đến bảy ngày.

Lời giải cho sử dụng và quản lý livestream - Ảnh 2.

Nhà nước cần hướng các tranh chấp trên mạng xã hội phải được giải quyết bằng pháp luật.

Sau đó, yêu cầu doanh nghiệp phải có nhân sự chuyên trách để làm việc với chính phủ Đức về việc giám sát xử lý các vụ việc. Đồng thời, định kỳ sáu tháng phải công bố báo cáo về số lượng vụ việc xử lý.

Nếu không tuân thủ được các yêu cầu trên, chế tài rất nghiêm khắc, mức phạt có thể lên tới 50 triệu Euro. Luật không buộc xóa mọi bản sao chép của thông tin vi phạm vì quá phức tạp. Nạn nhân của nội dung vi phạm cũng có thể kiện trực tiếp tác giả ra tòa và thẩm phán có quyền yêu cầu công bố danh tính người vi phạm.

Điều này cũng phù hợp với xu hướng các hãng công nghệ đang rất tích cực để vào cuộc bảo vệ người dùng, đặc biệt là giải quyết hai vấn đề: (1) quyền riêng tư của người dùng, lẫn (2) chống tin giả, tin không chính xác (fake news, disinformation) và các phát ngôn gây thù ghét, chia rẽ.

Ở Singapore cũng đã ban hành Luật ngăn ngừa sai lệch và thao túng tin tức trên mạng (có hiệu lực 2/10/2019) với mục đích ban hành luật: để giải quyết sự lo lắng về hậu quả của tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội và trực tuyến khác nhau trong đó xử lý cả các mạng trung gian kể cả tài khoản có nguồn gốc ngoài Singapore nhưng thông tin đang lan truyền ở Singapore, thì cũng bị áp dụng luật này.

Khi trang web, mạng xã hội liên tục truyền bá thông tin sai lệch hoặc sai sự thật (bao gồm cả bịa đặt) thì Bộ trưởng ra Lệnh chặn truy cập, cơ quan phát triển phương tiện truyền thông thông tin (IMDA) có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ internet vô hiệu hóa quyền truy cập vào một địa điểm trực tuyến được tuyên bố tại Singapore, nơi thông tin sai lệch đang được truyền đạt.

Tương tự, các trung gian internet cũng có thể được yêu cầu vô hiệu hóa quyền truy cập vào một địa điểm trực tuyến được khai báo, nơi trung gian internet có quyền kiểm soát truy cập của người dùng cuối ở bất kỳ nơi nào đến địa điểm trực tuyến được khai báo.

Việc không tuân thủ Lệnh chặn truy cập sẽ khiến nhà cung cấp dịch vụ internet (hoặc trung gian internet) bị phạt tới 20.000 SGD/ngày (tổng 500.000 SGD). Đối với cá nhân sẽ bị phạt đến 50.000 SGD, hoặc tù đến 5 năm; mức phạt gấp 2 lần nếu đăng bằng tài khoản online không chính danh; công ty đưa tin giả sẽ bị phạt đến 1 triệu SGD. Việc xác định tin tức nào là giả hay không chính xác do chính phủ quyết định.

Ở Ai Cập, năm 2018 đã thông qua “Luật Tổ chức Báo chí, Truyền thông và Hội đồng tối cao về phương tiện truyền thông số 180” và lập ra cơ quan quản lý các tài khoản mạng xã hội blog hoặc trang web có hơn 5.000 người theo dõi dưới dạng các phương tiện truyền thông được đặt dưới sự giám sát của Hội đồng tối cao về quản lý phương tiện truyền thông.

Đơn vị đó có quyền chặn các trang web và gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền đối với các nền tảng và người dùng có các hành vi phạm tội được coi là đe dọa an ninh quốc gia, gây rối trật tự công cộng, phân biệt đối xử, bạo lực, phân biệt chủng tộc, hận thù hoặc không khoan dung.

Việt Nam có thể tham khảo được gì? Ngăn chặn và xử lý thông tin sai sự thật là một trong những mục tiêu được nhấn mạnh trong quá trình xây dựng Luật An ninh mạng, vừa được Quốc hội nước ta thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Với một nền kinh tế có độ mở thương mại lớn như Việt Nam, làm thế nào để làm ăn, giao thương với các nước là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự tăng trưởng, phát triển.

Vì thế, cũng cần phải đảm bảo được tự do thông tin và dòng chảy dữ liệu, tạo dựng niềm tin nơi giới đầu tư công nghệ trong nước và quốc tế. Để giảm bớt nguồn lực công chạy theo những phát sinh rất phức tạp từ trên mạng xã hội, đã đến lúc nhà nước Việt Nam cần ban hành văn bản chuyển trách nhiệm xử lý ban đầu cho các công ty công nghệ, ràng buộc điều kiện đối với các công ty công nghệ để giảm bớt hậu quả phát sinh từ hành vi xúc phạm uy tín, danh dự cá nhân, tổ chức.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
Lời giải cho sử dụng và quản lý livestream
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO