Báo chí

Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake

PV 16/09/2023 11:26

Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi đã tạo nhiều cơ hội cho loại hình tội phạm không gian mạng hoạt động và diễn biến phức tạp. Các đối tượng không chỉ sử dụng những dạng tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo thông thường mà hiện nay còn sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, lợi dụng video call - hay còn gọi là “deepfake” (Một hình thức gọi trực tuyến xem được hình ảnh) để đánh vào tâm lý nạn nhân khiến nhiều người dính bẫy mất tiền oan.

Cuộc gọi lừa đảo Deepfake: Đòn đánh vào tâm lý nạn nhân

Chị Nguyễn Thị D (Gia Lâm, Hà Nội) kể lại, vào khoảng tháng 8/2023, chị D đang làm việc thì nhận được tin nhắn của bạn thân qua Facebook với nội dung nhờ chuyển tiền vào một tài khoản lạ với lý do có việc gấp. Nghi ngờ bị hack facebook, chị D đã gọi video call qua ứng dụng messenger để kiểm chứng thì thấy xuất hiện hình ảnh của bạn mình, nhưng chỉ nói được vài ba câu thì sóng mạng chập chờn, sau đó không gọi tiếp được. Người bạn lúc này có nhắn lại rằng “Sóng yếu, nhắn tin cho tiện”

Thấy đầu dây bên kia đúng là người quen, chị D yên tâm chuyển tiền theo đúng yêu cầu. Sau đó chị D có gọi lại điện thoại trực tiếp cho bạn thì mới biết mình đã sập bẫy Deepfake.

close-up-man-talking-phone_23-2149192121.jpg
Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi đã tạo nhiều cơ hội cho loại hình tội phạm không gian mạng.

Tương tự, anh Ngô Minh T (Quận 7, Hồ Chí Minh) cho biết đã bị lừa mất 30 triệu đồng bởi cuộc gọi DeepFake. Cụ thể là cách đây không lâu, anh T nhận được một tin nhắn nhờ chuyển tiền từ một người thân bên nước ngoài. Không những vậy đối tượng lừa đảo còn chủ động gọi video khiến anh T hoàn toàn bị thuyết phục.

“Phía máy bên kia chủ động gọi video call, tôi thấy đúng mặt người thân và cách xưng hô quen thuộc. Sau đó cuộc gọi chập chờn rồi chuyển sang nhắn tin. Vì tin tưởng nên tôi đã chuyển tiền theo hướng dẫn” - Anh Ngô Minh thuật lại.

Chiêu trò mới vô cùng tinh vi

Theo Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao cho biết, Deepfake đang là mối đe dọa đối với tính trung thực và tin cậy của các cuộc gọi video. Các đối tượng sử dụng công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) để sao chép chân dung và giọng nói của người thân, bạn bè... sau đó nghiên cứu lịch sử tin nhắn, cách xưng hô, phong cách nói chuyện để tạo ra những tình huống khẩn cấp, đánh vào tâm lý và lòng tin của nạn nhân nhằm lừa đảo chuyển tiền.

Với công nghệ Deepfake, video giả mạo có độ chính xác cao, rất khó phân biệt thật giả. Tuy nhiên, video do đối tượng tạo sẵn thường có nội dung chung chung, không phù hợp hoàn toàn với ngữ cảnh thực tế giao tiếp với nạn nhân, có thể khiến nạn nhân nghi ngờ, phát hiện. Để che lấp khuyết điểm trên, các đối tượng thường tạo ra video với âm thanh khó nghe, hình ảnh không rõ nét giống cuộc gọi video có tín hiệu chập chờn được thực hiện trong khu vực sóng yếu. Đây là thủ đoạn lừa đảo rất mới và rất tinh vi.

hacker-holding-mask_23-2147985365.jpg
Các đối tượng sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để sao chép chân dung và giọng nói.

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh cuộc gọi lừa đảo Deepfake

Tuy chiêu trò này vô cùng tinh vi, phức tạp, song vẫn có một số lưu ý mà người sử dụng các nền tảng xã hội cần phải nắm để tránh rủi ro mất tiền oan bởi Deepfake như:

  • Các cuộc gọi thường diễn ra rất ngắn chỉ vài giây.
  • Hình ảnh và âm và âm thanh chập chờn, khuôn mặt đối tượng không tự nhiên, thiếu cảm xúc, đôi khi nhìn khá “trơ” khi nói chuyện, phần đầu và phần thân không ăn nhập với nhau.
  • Yêu cầu chuyển tiền vào một tài khác không giống với tên của người thực hiện cuộc gọi.

Từ các dấu hiệu nhận biết trên, người sử dụng mạng xã hội cần phải tỉnh táo và bình tĩnh trước những yêu cầu chuyển tiền gấp. Cần lưu ý những thông tin cần phải xác minh khi thực hiện chuyển tiền như:

  • Gọi điện thoại trực tiếp, xác minh lại người thân, bạn bè xem có đúng cần chuyển tiền hay không.
  • Kiểm tra lại tài khoản thụ hưởng, nếu là tài khoản lạ thì tốt nhất không nên giao dịch.
  • Nếu là các cuộc gọi tự xưng là đại diện cho ngân hàng, hãy gác máy và xác minh lại với số điện thoại tổng đài công khai của ngân hàng để chứng thực lại thông tin một cách chính xác./.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO