Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thấp hơn khoảng 4% cùng kỳ năm 2023 (56,74%), chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Lợi dụng sự phát triển của môi trường số Việt Nam, một loạt đối tượng kinh doanh đa cấp trái pháp luật qua môi trường mạng đang ráo riết hoạt động. Những đối tượng này câu dẫn người dân thiếu hiểu biết về loại hình kinh doanh này để thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho những người tham gia và nhiễu loạn xã hội.
Trước đề xuất của quỹ VinaCapital cho rằng nên có thêm quỹ đầu tư Việt để hỗ trợ nhiều sản phẩm Make in Viet Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã có những doanh nghiệp (DN) thành công đồng ý tham gia quỹ đầu tư cho các công ty công nghệ số, hiện đang trong giai đoạn tìm đơn vị quản lý quỹ.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, có môi trường đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến. Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng, phù hợp với các chiến lược tái cấu trúc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.
Theo Bộ Tài chính, Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý, góp phần thúc đẩy triển khai GDĐT, tác động tích cực đến phương thức hoạt động của Nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, Luật đã ban hành từ cách đây 15 năm, hiện tại không còn đáp ứng xu hướng phát triển mới, do đó cần được sửa đổi, cập nhật, bổ sung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, các cấp, các ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp; đẩy nhanh quá trình cơ cấu, sắp xếp, tổ chức lại và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), hướng tới xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tăng khả năng chống chịu và thích ứng với các biến động quốc tế.