Doanh nghiệp công nghệ số Việt sắp có thêm quỹ đầu tư nội địa

NK| 24/12/2020 10:24
Theo dõi ICTVietnam trên

Trước đề xuất của quỹ VinaCapital cho rằng nên có thêm quỹ đầu tư Việt để hỗ trợ nhiều sản phẩm Make in Viet Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã có những doanh nghiệp (DN) thành công đồng ý tham gia quỹ đầu tư cho các công ty công nghệ số, hiện đang trong giai đoạn tìm đơn vị quản lý quỹ.

Chỉ 3% startup Việt Nam bước đầu thành công

Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, ông Hoàng Đức Trung, Giám đốc quỹ đầu tư VinaCapital đã chia sẻ những quan điểm về Make in Viet Nam tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển DN công nghệ số Việt Nam năm 2020 ngày 23/12.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt sắp thêm có quỹ đầu tư nội địa - Ảnh 1.

Giám đốc quỹ đầu tư VinaCapital: Trong hơn 1.500 công ty khởi nghiệp trong nước, có 3% là bước đầu thành công.

Theo ông Trung, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế tiềm năng cho chuyển đổi số (CĐS) khi mà tỷ lệ thành thị hóa còn thấp (khoảng 35%), chi phí logistics cao ở mức 25% làm tăng đáng kể giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam ngày càng tăng và có thể gấp 5 lần đến năm 2030. Độ tuổi tham gia lao động ở ngưỡng con số vàng, nhiều lợi thế từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và các hiệp định thương mại song phương.

Đại diện quỹ VinaCapital cũng cho biết, trong hơn 1.500 công ty khởi nghiệp trong nước, có 3% là bước đầu thành công. Đó là các công ty có giá trị trên 10 triệu USD, doanh số 2 triệu USD, với hơn 100 nhân viên và có khả năng gọi vốn vòng sau.

Theo ông, có nhiều lý do dẫn đến kết quả này, một trong số đó là sự phối hợp giữa startup với doanh nghiệp (DN) lớn còn yếu. Các sáng lập viên (founder) khó khăn khi trình bày ý tưởng và gọi vốn với các DN lớn, chưa kể đến nguyên nhân như quản trị tài chính của các DN nhỏ không sát xao, gây lãng phí. Nhân sự đáp ứng nhu cầu, song chưa đủ để phục vụ sự phát triển.

Ông Hoàng Đức Trung cho biết, nếu nhìn tổng quan, Việt Nam có nhiều DN có khả năng trở thành kỳ lân khởi nghiệp. Tuy nhiên, không ít rào cản kìm chân như khung pháp lý, thiếu cơ chế để vận hành thử... vì nếu startup chờ các quy định thì rất khó tạo đột biến. "Việt Nam có các kỳ lân khởi nghiệp là VnPay, VNG, điểm chung của họ là nhận được sự hỗ trợ của chính phủ về khung pháp lý và vốn", ông Trung khẳng định.

Về thu hút vốn, đa phần vốn cho startup tìm kiếm ngoài, chưa có vốn từ địa phương hay các cấp doanh nhân, DN Việt Nam đầu tư cho các công ty trong nước do chưa có cơ chế rõ ràng. Do đó, để có nhiều sản phẩm Make in Viet Nam hơn, đại diện VinaCapital đề xuất hình thành quỹ địa phương để người Việt đầu tư cho người Việt, huy động nguồn lực trong nước, đầu tư cho các công ty nhỏ và tận dụng nguồn lực của các công ty lớn.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt sắp thêm có quỹ đầu tư nội địa - Ảnh 2.

Đại diện các DN, bộ ngành cùng tham gia thảo luận.

Sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho các quỹ đầu tư startup

Bà Bùi Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Quốc hội vừa thông qua Luật đầu tư và Luật DN năm 2020, so với năm 2015 có nhiều thay đổi lớn, thể hiện tư duy mở. DN có thể kinh doanh tất cả ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước chưa biết, trừ các lĩnh vực cấm theo luật Đầu tư.

Ngoài ra, còn một số chính sách tạo điều kiện khác như nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào startup sẽ coi như nhà đầu tư trong nước, có thể đăng ký thành lập DN ngay, các dự án startup, cơ sở ươm tạo cũng hưởng ưu đãi lớn... Trong chính sách hỗ trợ SME, startup, Bộ cũng đang đề xuất mô hình quỹ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Đơn cử, theo Nghị định 38/NĐ-CP, DN quy mô nhỏ cũng có thể thành lập quỹ đầu tư startup.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt sắp thêm có quỹ đầu tư nội địa - Ảnh 3.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khi có quỹ đầu tư do các DN lớn đầu tư, những DN công nghệ số sẽ có thêm nguồn vốn Việt Nam.

Về vấn đề quỹ đầu tư Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, hiện quỹ đầu tư chủ yếu là đến từ nước ngoài, họ có mục tiêu riêng và chưa chắc đã giống với chiến lược "Make in Viet Nam".

Tuy nhiên, có khá nhiều DN lớn thành công sẵn sàng vì đất nước, vì phát triển Việt Nam theo con đường công nghệ đã đồng ý thành lập quỹ đầu tư của các DN Việt Nam. Hiện vẫn đang đi tìm một đơn vị quản lý quỹ, trong đó VinaCapital là một lựa chọn. "Khi đó những DN công nghệ số sẽ có nguồn vốn Việt Nam, bên cạnh nguồn vốn từ nước ngoài như hiện nay", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp công nghệ số Việt sắp có thêm quỹ đầu tư nội địa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO