Malaysia ra mắt chương trình hợp tác nuôi dưỡng nhân tài công nghệ
Chương trình hợp tác được xem là giải pháp giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề kinh niên ở Malaysia.
Malaysia Productivity Corporation (MPC), Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) và nền tảng robot ROS Ready có trụ sở tại Mỹ vừa phát động chương trình RoboFun (Robotics for University). Chương trình diễn ra với sự hợp tác của một tập đoàn đa quốc gia và công ty công nghệ của Mỹ có chi nhánh tại Malaysia.
Phó Tổng thư ký phụ trách đầu tư của Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế (MITI) đã chủ trì sự kiện ra mắt, ca ngợi chương trình RoboFun và tuyên bố đây là sự hợp tác liên tục giữa ngành công nghiệp, chính phủ và các trường đại học (ĐH) ở Malaysia để củng cố hệ sinh thái robot. Những nỗ lực này được cho là sẽ góp phần vào sự phát triển các ngành công nghiệp Malaysia theo hướng Công nghiệp 4.0.
Mối hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau là điều cần thiết cho sự phát triển và áp dụng các công nghệ mới. Dự kiến chương trình này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Malaysia.
Giám đốc điều hành MIDA cho biết sáng kiến phát triển tài năng của công ty công nghệ thông qua mô-đun đào tạo toàn diện của RoboFun phối hợp với các trường ĐH địa phương là một phương pháp hiệu quả để tăng tốc chia sẻ kiến thức của ngành và học viện trong việc phát triển hệ thống Robot di động tự động (AMR).
Giải pháp và công nghệ liên quan đến Công nghiệp 4.0 do nhân tài của các trường ĐH địa phương tạo ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương tối ưu hóa năng suất cũng như nâng cao khả năng của họ. MIDA sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình, cải thiện khả năng tiếp thị của sinh viên tốt nghiệp để đáp ứng nhu cầu của ngành. MIDA sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp và học viện để hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái điện và điện tử (E&E) ở Malaysia.
Tổng Giám đốc MPC tin tưởng chương trình RoboFun sẽ tiếp tục nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc gia và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Autonomous Mobile Robots (AMR) sẽ là một giải pháp khả thi cho vấn đề tăng chi phí lao động. MPC, với tư cách là đối tác vận hành của chương trình, sẽ giám sát việc quản lý toàn bộ quá trình đào tạo, Intel và Scuttle Robotics sẽ cung cấp mọi hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.
RoboFun nhằm mục đích giúp các trường ĐH phát triển nhân tài và cuối cùng trở thành nhà cung cấp giải pháp và công nghệ chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong nước.
Sự kiện ra mắt chương trình RoboFun có sự tham gia của 5 trường ĐH công lập và tư thục, bao gồm Malaya (UM), Sains Malaysia (USM), Tunku Abdul Rahman (UTAR), Putra Malaysia (UPM) và Teknologi Petronas (UTP).
Mỗi trường ĐH được tặng bộ công cụ Autonomous Mobile Robot (AMR) của công ty công nghệ, bộ dụng cụ này sẽ được sử dụng để thành lập các phòng thí nghiệm robot và cung cấp cho sinh viên của tất cả các khoa cơ hội tiếp thu kiến thức và thích ứng với các hệ thống AMR.
Các hiệu trưởng và trưởng khoa từ các trường ĐH cho rằng chương trình không chỉ mang lại lợi ích cho những người trẻ tuổi mà còn nâng cao khả năng tạo ra robot di động tự động (AMR) trong sinh viên và giảng viên.
Chương trình RoboFun được xem là giải pháp giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề kinh niên ở Malaysia./.