Mạng xã hội sẽ là "kinh đô mua sắm" mới của người dùng Việt

NK| 14/06/2022 18:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo báo cáo Repota 2022 được phát hành ngày 14/6, có tới 75% người tiêu dùng gen Z (sinh từ 1995 đến năm 2012) cho biết sử dụng nhiều hơn 4 nền tảng mạng xã hội cùng lúc, với gen Y (sinh từ năm 1981 đến năm 1996) tỷ lệ này là 63%. Do đó, mạng xã hội sẽ là "kinh đô mua sắm" mới của người tiêu pdùng.

Chuỗi báo cáo Repota do Adsota sản xuất và phát hành thường niên. Năm nay, ngoài việc cung cấp những chuyển biến lớn của thị trường số và người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường tái mở cửa, báo cáo còn đưa ra những giải pháp tiếp thị cụ thể, giúp các thương hiệu tiếp cận và chinh phục "trái tim" người tiêu dùng hiệu quả.

Những chuyển biến lớn trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Giãn cách xã hội kéo dài khiến mạng xã hội trở thành công cụ quan trọng giúp người Việt duy trì kết nối với thế giới xung quanh. Theo Repota 2022, có tới 75% người tiêu dùng gen Z cho biết sử dụng nhiều hơn 4 nền tảng mạng xã hội cùng lúc, đối với gen Y con số này là 63%. Ngạc nhiên hơn, với thế hệ gen X (sinh từ năm 1965 đến 1980) - thế hệ được coi là khó tiếp cận Internet và công nghệ, 62% người dùng được hỏi sử dụng tới 3 nền tảng mạng xã hội cùng lúc.

Mạng xã hội sẽ là

Các kênh chính người dùng Internet sử dụng để tìm kiếm thông tin về thương hiệu

Không những thế, quan sát của Adsota cũng cho thấy, mạng xã hội sẽ là "kinh đô mua sắm" mới của người tiêu dùng. Theo số liệu từ GlobalWebIndex (GWI), trong năm qua, 62,6% người tiêu dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm thông tin về thương hiệu và sản phẩm. Con số này cao hơn cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,... (52,9%) hay các ứng dụng mua sắm trên điện thoại (37,9%). Mặc dù vậy, để đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng Việt vẫn tin tưởng nhận xét từ người khác (90%) hơn là quảng cáo từ thương hiệu (30%).

Do đó, để chinh phục người tiêu dùng hiện nay cần đầu tư ngân sách vào mạng xã hội, đồng thời "bắt tay" với những "đồng minh" có tầm ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng như Influencer (người ảnh hưởng), KOC (khách hàng ảnh hưởng) hay các cộng đồng liên quan tới thương hiệu là chiến lược tiếp thị đáng để cân nhắc.

Lối sống kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến "lên ngôi"

Hai năm đương đầu cùng đại dịch đã tạo ra những thói quen mới trong hành vi tiêu dùng. Dù nới lỏng giãn cách đã chấm dứt, người tiêu dùng Việt có cơ hội quay về lối sống trước đại dịch nhưng họ không làm vậy. Báo cáo Repota 2022 cho thấy, thời gian lên mạng trung bình của họ tuy có xu hướng giảm nhẹ (2,2%) nhưng thời lượng lên mạng qua thiết bị di động lại tăng tới hơn 3,5 tiếng/ngày, chiếm hơn ½ tổng thời gian lên mạng. Điều này khẳng định, người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì lối sống trực tuyến song hành cùng ngoại tuyến trong thời gian tới, nhằm giúp họ trải nghiệm cuộc sống linh hoạt, thuận tiện và đầy đủ hơn.

Mạng xã hội sẽ là

Thời lượng sử dụng Internet trung bình trên các thiết bị của người Việt trong năm 2021

Tuy nhiên, theo Adsota, việc lối sống đầy đủ hơn cũng đồng nghĩa với việc sẽ trở nên phức tạp hơn. Lối sống kiểu mới này "lên ngôi" dẫn đến hành trình mua sắm thay đổi. Sự thay đổi diễn ra từ những hoạt động thường nhật hàng ngày của người tiêu dùng. Ví dụ: Thay vì gặp gỡ trực tiếp, người tiêu dùng giao tiếp qua mạng xã hội; các hoạt động giải trí ngoài trời giờ được đặt lên bàn cân với nội dung video và gaming; không chỉ làm việc tại văn phòng, làm việc qua Zoom Webinar cũng vẫn trơn tru,...

Trước tình thế đó, thương hiệu cần chủ động cập nhật, nắm bắt những nền tảng/công cụ mới giúp tiếp cận và truyền tải thông điệp tới họ hiệu quả hơn. Gaming influencer Marketing (tiếp thị người ảnh hưởng lĩnh vực Game) hay webinar marketing (tiếp thị hội thảo trực tuyến) đang là xu hướng tiếp thị trong bối cảnh thị trường tái mở cửa.

Bên cạnh đó, webinar (hội thảo trực tuyến) nổi lên như một công cụ thiết yếu giúp người tiêu dùng “bình thường hóa” cuộc sống thường nhật. Những hoạt động như học tập, làm việc, họp mặt,... giờ đây đều diễn ra trên các nền tảng webinar như Zoom, Google Meet, ClickMeeting.

Chỉ tính riêng nền tảng ClickMeeting, có tới gần 40.000 sự kiện trực tuyến diễn ra mỗi tuần với thời lượng trung bình 98 phút/sự kiện, tăng 20% so với năm trước đó (theo Repota 2022). Đồng thời, dữ liệu Repota cũng cho thấy, có tới 40% số người tham dự webinar có thể trở thành khách hàng tiềm năng của thương hiệu. Do đó, việc đầu tư vào việc tạo ra những nội dung giá trị, hữu ích trên nền tảng webinar sẽ là xu hướng tiềm năng các thương hiệu cần chú ý trong thời gian tới.

Nội dung được ưa chuộng nhất không chỉ là video

Video tới nay vẫn là dạng nội dung được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đồng thời cũng là dạng nội dung có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Dữ liệu từ Repota cho thấy, có tới 94.3% người tiêu dùng Việt độ tuổi 16 - 64 theo dõi video hàng tuần. Ngoài ra, cứ 10 người dùng Internet thì có đến 4 người thích và mua hàng nhờ xem video do thương hiệu tạo ra (số liệu từ Global Webindex). Vì vậy, đây vẫn là dạng nội dung đáng để thương hiệu đầu tư.

Mạng xã hội sẽ là

Thời gian người dùng Internet Việt Nam độ tuổi 16 - 64 sử dụng các hình thức giải trí trong ngày

Mặc dù vậy, trong năm qua, dạng nội dung audio (âm thanh) trở nên vô cùng tiềm năng với người tiêu dùng Việt. Số liệu ghi nhận, dù thời gian lên mạng trung bình giảm, nhưng thời gian nghe nội dung âm thanh như podcast hay audiobook (sách âm thanh) vẫn không đổi (44 phút/ngày).

Nguyên nhân chính khiến âm thanh "ghi điểm" là do tính đa nhiệm khi vừa có thể giúp người tiêu dùng tiếp thu nội dung, lại có thể vừa làm việc khác. Ngoài ra, dạng nội dung này cũng khiến họ cảm thấy gần gũi và riêng tư hơn nội dung video. Chính vì vậy, một thông điệp sâu sắc và một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm sẽ là "lối tắt" chinh phục trái tim người tiêu dùng kiểu mới./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Mạng xã hội sẽ là "kinh đô mua sắm" mới của người dùng Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO