Máy tính lượng tử có thể bẻ khóa các mã hóa khó nhất vào một ngày nào đó trong tương lai gần. Bây giờ là lúc để chính phủ các quốc gia chuẩn bị trước để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng của mình.
CEO SolarWinds thừa nhận năm 2021 là một năm khó khăn và đã phải củng cố lại cơ sở hạ tầng, mô hình, quy trình, mở rộng khả năng giám sát hệ thống để quản lý tốt hơn sự phức tạp của môi trường đám mây lai.
Mới đây, Kaspersky đã chuyển quá trình xử lý dữ liệu liên quan đến đe dọa mạng của người dùng Mỹ Latinh và Trung Đông sang Thụy Sĩ và tái chứng nhận các dịch vụ dữ liệu của mình bởi TÜV AUSTRIA.
Metaverse (vũ trụ ảo) hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) để chuyển đổi cách thức hoạt động, nhưng nó cũng đặt ra những thách thức về vấn đề bảo mật trong không gian này.
Mới đây, ngân hàng DBS cho biết họ sẽ cung cấp một chương trình đào tạo miễn phí về an toàn thông tin mạng (ATTTM) để bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Singapore khỏi các mối đe dọa mạng ngày càng tăng.
Khi các đối tượng, tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng, hình thức tấn công luôn tinh vi, nhanh, bất ngờ thì việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng (NH) luôn phải chủ động, tăng cường các giải pháp bảo vệ, bảo mật, an toàn thông tin (ATTT) trở thành nhiệm vụ quan trọng, sống còn, đảm bảo sự phát triển.
Công ty bảo mật IoT của Israel, Armis Security, đã huy động được 300 triệu USD trong vòng gọi vốn do công ty One Equity Partners (OEP), Mỹ dẫn đầu. Armis hiện được định giá 3,4 tỷ USD sau vòng gọi vốn này.
Bảo mật sinh trắc học đã quen thuộc với chúng ta. Bảo mật sinh trắc học đã giải phóng con người khỏi việc phải nhớ hàng tá mật khẩu tài khoản phức tạp. Vậy bảo mật sinh trắc học có phải là một giải pháp bảo mật tuyệt đối an toàn hay không?
Theo Bộ TT&TT, sau hơn một tháng, chương trình tìm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng phòng chống dịch COVID-19 đã phát hiện hơn 81 báo cáo lỗ hổng. Từ kết quả này, ngày 4/10, Bộ TT&TT phát động chiến dịch mới để cộng đồng tiếp tục chung tay bảo vệ các nền tảng, đặc biệt là PC-COVID, Sổ Sức khỏe điện tử (SKĐT).
Những nỗ lực của tỉnh Kiên Giang trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số (DTTS) với các địa bàn trong toàn tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; chủ động phòng, chống tình huống gây mất an ninh, trật tự vùng đồng bào DTTS; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã.
Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp (DN), tổ chức đôi khi không nằm trong chính hệ thống của DN và tổ chức đó, mà có thể nằm ở chuỗi cung ứng, bao gồm các đối tác và nhà cung cấp. Và thời gian qua, thực trạng các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng cũng đang gia tăng một cách mạnh mẽ trên toàn cầu.
Với sự phát triển ngày càng tinh vi của các hình thức tấn công mạng làm gia tăng các nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đối với các hệ thống mạng công nghệ thông tin, đặc biệt là các hệ thống trọng yếu, một số giải pháp bảo mật đã được triển khai như phần mềm phòng chống mã độc, hệ thống chống thất thoát dữ liệu, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng…