Chúng ta nên tin tưởng bao nhiêu vào bảo mật sinh trắc học?

Hạnh Tâm | 16/11/2021 05:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Bảo mật sinh trắc học đã quen thuộc với chúng ta. Bảo mật sinh trắc học đã giải phóng con người khỏi việc phải nhớ hàng tá mật khẩu tài khoản phức tạp. Vậy bảo mật sinh trắc học có phải là một giải pháp bảo mật tuyệt đối an toàn hay không?

Sinh trắc học có thể được sử dụng để nhận dạng

Mặc dù nhiều người có thể sử dụng thuật ngữ "nhận dạng sinh trắc học", nhưng các hệ thống sinh trắc học được sử dụng phổ biến hơn trong xác thực sinh trắc học. Nhận dạng là quá trình cho biết bạn là ai. Ví dụ, bạn tới một sụ kiện, một người bảo vệ sẽ hỏi tên của bạn. Bạn có thể nói dối hoặc không cung cấp tên không chính xác. Người bảo vệ sau đó sẽ tìm cách xác thực thông tin bằng cách hỏi giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư của bạn. 

Nếu bạn ra ngoài sau đó quay lại sự kiện, nhân viên có thể nhớ khuôn mặt và nhận ra bạn mà không cần xác minh lại danh tính. Tuy nhiên, giải pháp này không thể nhận ra được hai triệu gương mặt khác nhau nên cần phải có các hệ thống xác thực tự động.

Thông thường, sinh trắc học có thể được sử dụng để thay thế cho tên người dùng hoặc mật khẩu. Trong một số trường hợp, chúng có thể được sử dụng cho cả hai.

Việc quyết định yếu tố sinh trắc học nào nên thay đổi đòi hỏi phải xem xét tính "bí mật" của phương thức sinh trắc học đó như thế nào? Đây là một câu hỏi khó trong nhiều ngành. Ví dụ, về mặt kỹ thuật, mã vé máy bay cần được giữ bí mật. Nó có thể được sử dụng để truy nhập thông tin liên quan tới việc đặt vé và trong có khả năng để truy nhập vào thông tin của người đi chuyến bay. 

Bất chấp độ nhạy cảm của dữ liệu, mọi người vẫn thường xuyên đăng chụp và đăng ảnh về những chiếc vé máy bay hay cả những bức ảnh có độ phân giải cao về khuôn mặt của mình lên các trang mạng. Nếu một hệ thống sinh trắc học chỉ dựa vào hình ảnh phẳng của khuôn mặt một người thì điều này tương đương với việc đăng mật khẩu trên mạng xã hội.

Những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sinh trắc học

Do những tiến bộ kỹ thuật, ảnh khuôn mặt nói chung không đủ để vượt qua các hệ thống bảo mật. Với các camera viễn thám siêu phổ (Hyperspectral) có thể dễ dàng phát hiện người thật so với một bức ảnh.

Công nghệ bảo mật sinh trắc học được đánh giá là an toàn và có tính tiện lợi cao cho người dùng. Tuy nhiên, có những nghiên cứu đã chứng minh rằng một số công nghệ bảo mật sinh trắc học trên một số thiết bị không thực sự bảo mật như chúng ta kỳ vọng.

Các chuyên gia bảo mật tại Viện Thông tin quốc gia Nhật Bản cho biết họ đã thành công trong việc sao chép dữ liệu vân tay từ bức ảnh của một người đang giơ ngón trỏ và ngón giữa để tạo chữ V. GS Isao Echizen và cộng sự Tateo Ogane có thể lấy vân tay từ bức ảnh số được chụp ở khoảng cách 3 m với ống kính 135 mm trên máy ảnh DSLR. 

Ông cảnh báo: "Kẻ xấu có thể khai thác dữ liệu này nhằm truy cập vào điện thoại, máy tính, ổ cứng, ví điện tử... mà không cần biết mật khẩu hoặc thâm nhập những khu vực hạn chế như văn phòng, nơi làm việc của người bị lộ thông tin". Vì vậy, người dùng khi muốn chụp ảnh chữ V nên xoay lòng bàn tay vào phía trong.

Với lưu ý này, không nên sử dụng các phương thức sinh trắc học để xác thực một yếu tố. Có lẽ chúng thậm chí không nên được coi là mật khẩu.

Một giáo sư đại học ở trường Đại học Yokohama (Nhật) đã chứng minh được dấu vân tay hoàn toàn có thể bị sao chép. Ông tạo ra một chiếc ngón tay giả làm từ nhựa, sau đó sao chép vân tay từ một người nào đó rồi gán lên chiếc ngón tay giả này. Kết quả là ngón tay giả đã vượt qua được cảm biến nhận diện vân tay trong một bài kiểm tra.

Bên cạnh đó bảo mật sinh trắc học vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro rất lớn khi cơ sở dữ liệu (CSDL) bị đánh cắp, để lộ thông tin thông tin sinh trắc học có thể thể gây ra nhiều nguy hiểm hơn so với việc lộ mật khẩu. Bởi vì, nếu mật khẩu bị lộ thì người dùng có thể thay mật khẩu khác ngay lập tức, trong khi các thông tin sinh trắc học là mang tính duy nhất của mỗi người, không thể thay đổi. Một khi thông tin cá nhân của một người rơi vào tay tội phạm mạng, khả năng người đó bị mất thông tin định danh là rất cao và vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, việc vi phạm dữ liệu xảy ra tại các công ty lưu trữ dữ liệu sinh trắc học cũng là vấn đề đáng lo ngại. Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã lên tiếng cảnh báo về Suprema. Họ cảnh báo các bên không được phép truy cập vào CSDL của công cụ này do các biện pháp bảo vệ thông tin không đầy đủ và không mã hóa đủ dữ liệu.

Cùng với đó, các bên liên quan cũng lo lắng rằng việc sử dụng rộng rãi sinh trắc học có thể vi phạm quyền riêng tư. Đó là lý do tại sao các tổ chức ở Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi các nhà lập pháp cấm công nghệ này ở nơi công cộng.

Dù vậy, một số chuyên gia an ninh mạng vẫn cho rằng sinh trắc học an toàn hơn mật khẩu. Nhưng nhiều người vẫn sử dụng cả sinh trắc học và các phương pháp khác để giữ an toàn cho thiết bị và dữ liệu. 

Với ưu điểm tiện lợi và được quảng cáo như một tính năng bảo mật có độ chính xác gần như tuyệt đối nhằm ngăn chặn những người sử dụng trái phép tiếp cận máy tính, smartphone.. công nghệ bảo mật sinh trắc học hiện đang có rất nhiều người sử dụng. 

Tuy nhiên với những điểm yếu, lổ hổng còn tồn tại thì người dùng nên cẩn thận khi sử dụng. Người dùng nên sử dụng bảo mật sinh trắc học kết hợp với những giải pháp bảo mật truyền thống như mật khẩu, bảo mật 2 lớp để tăng cường bảo mật cho mình trước những mối đe dọa./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Chúng ta nên tin tưởng bao nhiêu vào bảo mật sinh trắc học?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO