Năm 2021: 30% TTHC mức độ 3 và 4 của Hà Nội được tích hợp trên Cổng DVCQG

Trường Thanh| 08/01/2021 14:47
Theo dõi ICTVietnam trên

UBND thành phố Hà Nội vừa mới ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) nhà nước năm 2021.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm duy trì Chỉ số CCHC (PARINDEX), cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của cơ quan nhà nước (SIPAS) của thành phố Hà Nội; tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp (DN) và nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, Kế hoạch đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2021, gồm: Phấn đấu mức độ hài lòng của người dân, tổ chức và DN về giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của Thành phố đạt tối thiểu 85%; Tối thiểu 99% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn; Phấn đấu 30% TTHC cung cấp mức độ 3 và 4 được tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG); 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nhận thức đầy đủ về các Chỉ số PARINDEX, SIPAS, PAPI...

Năm 2021, 30% TTHC mức độ 3 và 4 của Hà Nội được tích hợp trên Cổng DVCQG - Ảnh 1.

Hà Nội phấn đấu tối thiểu 99% số hồ sơ TTHC được trả kết quả giải quyết đúng hạn, trước hạn. Ảnh: HT

Nhiệm vụ cụ thể

Để thực hiện các mục tiêu trên, Kế hoạch nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể về CCHC cần thực hiện:

Về cải cách thể chế, triển khai việc thực hiện Quy định ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Về cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, Kế hoạch nêu rõ cần rà soát, đơn giản hóa TTHC; công bố, công khai, thông tin tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, đúng quy định các TTHC, trọng tâm là: Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng - Đô thị, Lao động - Thương binh và Xã hội; rà soát, thống kế, tổng hợp xây dựng quy chế phối hợp thực hiện liên thông các TTHC trong các lĩnh vực: Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đồng thời, cập nhật, theo dõi thường xuyên, kiểm soát, tổng hợp và công khai hằng tháng kết quả giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố. Hướng dẫn, tổ chức tập huấn, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính, TTHC, trọng tâm là các TTHC về chứng thực xác nhận, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.

Về cải cách tổ chức bộ máy, cần tập trung triển khai Kế hoạch số 171-KH/TƯ ngày 31/12/2019 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về "Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội". Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 232/KH-ƯBND ngày 01/12/2020 của UBND Thành phố về rà soát, sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội...

Về cải cách chế độ công vụ, Xây dựng Chỉ số CCHC áp dụng cho các sở, cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ CCHC. Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Trung ương, thành phố giao, định kỳ hàng tháng tổng hợp và công khai kết quả thực hiện các nhiệm vụ.

Đồng thời, xây dựng và thực hiện kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo kết quả đầu ra; tập trung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết hồ sơ trực tuyến, ưu tiên bồi dưỡng đối tượng học viên là lãnh đạo cấp xã kiến thức, hiểu biết về các chỉ số PARINDEX, SIPAS, PAPI...

Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, cần xây dựng Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -2025 và Kế hoạch CNTT năm 2021 của Thành phố. Triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử, trọng tâm khai thác, sử dụng một số thành phần cơ bản của hệ thống giao thông thông minh, du lịch thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, quản lý điện năng thông minh, quản lý môi trường thông minh.

Cùng với đó là triển khai số hóa kết quả giải quyết TTHC đang được quản lý, lưu trữ bằng văn bản giấy và lưu thông tin, dữ liệu đã được số hóa tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố. Phát triển cổng dịch vụ công Thành phố, Hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của Thành phố, kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ số và các hệ thống quy mô quốc gia cần thiết khác; kết nối với cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia - PayGov để thực hiện thanh toán trực tuyến một cách thống nhất trên toàn quốc.

Phát triển Hệ thống quản lý văn bản và điều hành bảo đảm kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử qua tất cả các cấp chính quyền của Thành phố và kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Triển khai nhân rộng đến cấp huyện, cấp xã Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ tại Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố theo hướng dẫn của Vãn phòng Chính phủ. Duy trì và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 gắn với đơn giản hóa TTHC, xây dựng quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Năm 2021: 30% TTHC mức độ 3 và 4 của Hà Nội được tích hợp trên Cổng DVCQG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO