Nam Định: Ban Chỉ đạo liên ngành vào cuộc Tháng hành động vì An toàn thực phẩm

PV| 14/04/2021 06:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Hưởng ứng Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP) năm 2021 từ 15/4 đến 15/5, UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra và truyền thông về ATTP góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo số liệu thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định, hiện trên địa bàn tỉnh có 18.598 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống có hồ sơ quản lý; trong đó ngành Y tế quản lý 6.187 cơ sở, gồm: 1.664 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, 911 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 3.612 cơ sở dịch vụ ăn uống; ngành Công thương quản lý 2.350 cơ sở kinh doanh thực phẩm; ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý 10.061 cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, cơ sở sản xuất, cung ứng giống chăn nuôi thủy sản.

Ngay từ đầu năm 2021, Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh An toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Nam Định đã được kiện toàn, hành động và triển khai ngay công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân năm 2021; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý ATTP cũng như nâng cao nhận thức và ý thức của nhân dân trong lựa chọn, bảo quản, chế biến, tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 209 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP, trong đó có 5 đoàn tuyến tỉnh, 10 đoàn tuyến huyện và 194 đoàn tuyến xã.

Các đoàn tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều có yếu tố nguy cơ cao như: thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, các cơ sở dịch vụ ăn uống; các làng nghề chế biến thực phẩm.

Sở Y tế phối hợp với các ngành chức tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; chuẩn bị sẵn các phương án xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm; tăng cường kiểm soát dịch bệnh COVID-19, dịch bệnh đường tiêu hoá, không để lây lan trong cộng đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến hàng thủy sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc kích thích tăng trưởng; phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo chất lượng hàng hóa nông nghiệp, ATVSTP nông lâm thủy sản.

Ngành Công thương kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm gian lận thương mại về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không xác định nguồn gốc xuất xứ… được sản xuất và lưu thông trên thị trường trong tỉnh. Phối hợp với Sở Y tế rà soát các điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Nam Định: Ban Chỉ đạo liên ngành vào cuộc Tháng hành động vì An toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Công an tỉnh Nam Định phối hợp thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh.

Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm về chất lượng ATTP, gây ô nhiễm môi trường.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP Nam Định cho biết, đã thanh tra, kiểm tra 1.453 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, gồm: 405 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 581 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 276 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 191 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Trong 1.214 có 1.453 cơ sở được kiểm tra đạt yêu cầu về ATVSTP, chiếm 83,5%. Hầu hết các cơ sở đều thực hiện tương đối tốt và đầy đủ các quy định về đảm bảo VSATTP trong sản xuất, kinh doanh. Điều kiện vệ sinh nhà xưởng, nơi sản xuất của các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh đã có tiến bộ hơn. Các mặt hàng bánh kẹo, mứt, đồ uống đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, hàng hóa bày bán ngăn nắp.

Cũng qua thanh tra, kiểm tra, các đoàn đã phát hiện 239 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm về ATVSTP, chiếm 16,5% tổng số cơ sở được kiểm tra, trong đó phạt hành chính 65 cơ sở, với tổng số tiền phạt 118,1 triệu đồng; 19 cơ sở bị tiêu hủy 35 loại sản phẩm (chủ yếu là bánh kẹo quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng, nhập khẩu không có phụ đề tiếng Việt); 1 cơ sở bị buộc thu hồi sản phẩm; 1 cơ sở sản xuất mì chính Miwon giả tại huyện Nghĩa Hưng bị tịch thu tang vật đình chỉ hoạt động, và bị cơ quan công an điều tra khởi tố.

Các đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các cơ sở có vi phạm, thiếu sót sửa chữa, khắc phục những điểm còn hạn chế, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP và công tác phòng chống dịch COVD-19 tại cơ sở.

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo ATTP nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng trên 30 người mắc, không có tử vong do ngộ độc thực phẩm, nhận thức của người kinh doanh và người tiêu dùng về ATTP đã có chuyển biến tích cực. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm hoạt động có nền nếp, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về ATTP.

Hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP năm 2021 với chủ đề: "Đảm bảo ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới", từ 15/4 đến 15/5, UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tăng cường công tác truyền thông về ATTP nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm, giảm thiểu ngộ độc do thực phẩm không an toàn; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định về VSATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Nam Định: Ban Chỉ đạo liên ngành vào cuộc Tháng hành động vì An toàn thực phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO