Nạn nhân của ransomware phải trả hơn 700.000 USD phí tống tiền bổ sung

Hiền Thục| 09/12/2021 06:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo CrowdStrike, 96% nạn nhân của ransomware đồng ý với yêu cầu của kẻ tống tiền sau đó buộc phải trả thêm phí lên tới hàng trăm nghìn USD.

Khảo sát "Thái độ bảo mật an ninh toàn cầu" của CrowdStrike năm 2021 được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn với 2.200 người ra quyết định cấp cao về CNTT và an ninh mạng ở Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương (APAC) và EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi).

Báo cáo phát hiện ra rằng 2/3 (66%) số người được hỏi đã phải chịu ít nhất một cuộc tấn công ransomware trong năm qua, với mức thanh toán trung bình tăng 63% so với năm ngoái. Giá trung bình thấp nhất ở EMEA (1,3 triệu USD), tiếp theo là Mỹ (1,6 triệu USD) và cao nhất là ở APAC (2,4 triệu USD).

Yêu cầu trung bình từ các nhóm ransomware là 6 triệu USD. CrowdStrike cho rằng khoảng cách giữa con số này và những gì nạn nhân phải trả là do các tổ chức ngày càng thương lượng tốt hơn và hiểu được mức độ rủi ro của họ.

Tuy nhiên, những kẻ đe dọa đang tìm cách thu hồi tiền theo những cách khác - đáng chú ý nhất là tống tiền một nạn nhân nhiều lần cho cùng một cuộc tấn công. Báo cáo cho rằng trung bình những khoản chi trả thêm này khiến nạn nhân thiệt hại 792.493 USD.

Giám đốc công nghệ  (CTO) khu vực EMEA của CrowdStrike là Zeki Turedi nói: "Một trong những sai lầm lớn nhất mà một công ty là nạn nhân của các cuộc tấn công bằng ransomware có thể làm, đó là tin rằng việc trả tiền chuộc sẽ giải quyết được mọi vấn đề".

"Điều mà hầu hết các tổ chức hoàn toàn không biết, đó là việc không chỉ trả tiền chuộc, nhiều khả năng sẽ dẫn đến một cuộc tấn công khác trong tương lai, mà còn khiến họ rơi vào tình trạng cần phục hồi hoàn toàn sau một sự kiện bị tấn công cũng như tiếp thêm động lực cho hệ thống tội phạm mạng".

Turedi tuyên bố, các tổ chức tốt hơn nên chi tiền vào việc cải thiện các biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, báo cáo cũng tìm thấy các lỗi phổ biến. Trung bình, những người được hỏi ước tính sẽ mất 146 giờ để phát hiện một sự cố an ninh mạng, tăng từ 117 giờ vào năm 2020. Sau khi được phát hiện, các tổ chức phải mất thêm 11 giờ để phân loại, điều tra và tìm hiểu sự cố bảo mật, và 16 giờ để ngăn chặn và khắc phục sự cố. Khoảng 69% người được hỏi cho biết họ gặp sự cố do nhân viên làm việc từ xa.

Theo CrowdStrike, ransomware là loại tấn công bằng phần mềm độc hại mã hóa dữ liệu của nạn nhân cho đến khi kẻ tấn công được nạn nhân thanh toán tiền chuộc. Nếu việc thanh toán tiền chuộc không được thực hiện, kẻ tấn công sẽ công bố những dữ liệu trộm cắp được lên các trang web rò rỉ dữ liệu (DLS) hoặc chặn quyền truy cập vào các tệp dữ liệu vĩnh viễn.

Ransomware vẫn là một trong những chiến thuật mang lại lợi nhuận cao nhất cho tội phạm mạng, chi phí toàn cầu phải trả cho các cuộc tấn ransomware vào năm 2020 ước tính khoảng 20 tỷ USD và tổng số tiền chuộc trung bình là 84.000 USD./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Nạn nhân của ransomware phải trả hơn 700.000 USD phí tống tiền bổ sung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO