Nền tảng Fintech Tima thúc đẩy tài chính toàn diện bằng công nghệ tiên tiến

PV| 15/07/2021 13:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Với khoảng 5000 đơn vay trong ngày, hơn 8 triệu người đăng ký vay trên hệ thống, nền tảng Fintech "Make in Vietnam" Tima đang từng bước nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn năm 2023 là sàn kết nối tài chính số 1 Việt Nam.

Hơn 8 triệu người đăng ký và hơn 94.000 tỷ đồng giải ngân qua Tima

Sự bùng nổ các ứng dụng từ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ kết nối tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây, nhu cầu và tiềm năng thị trường kết nối tài chính được các chuyên gia đánh giá là rất lớn.

Ra đời vào năm 2015, Tima được biết đến là sàn kết nối tài chính đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Sàn Tima kết nối giữa người đi vay và các đơn vị tài chính, cho phép mọi người đăng ký khoản vay online, thủ tục đơn giản, điều kiện cho vay linh hoạt giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính, giải quyết nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Doanh nghiệp này cũng cung cấp các sản phẩm đầu tư an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Khởi đầu là một startup với đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính công nghệ, sàn kết nối tài chính Tima hiện đã sở hữu chuỗi 15 cửa hàng giao dịch phân bố tại nhiều tỉnh thành và hơn 300 nhân sự.

Ở thời điểm mới gia nhập thị trường Fintech, Tima cho biết mỗi ngày phải xử lý hơn 1.000 đơn vay mới, kỳ vọng tiến tới mở rộng quy mô trên toàn quốc và nâng cao năng lực xử lý 10.000 đơn vay mỗi ngày. Tháng 3/2018, sàn Tima đã kết nối cho vay thành công được hơn 22.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD) với hơn 1,1 triệu khách hàng. Con số liên tục tăng trưởng mạnh cho đến thời điểm hiện tại, sàn Tima có khoảng 5.000 đơn vay mỗi ngày và hơn 8 triệu người đăng ký vay với tổng số tiền kết nối giải ngân hơn 94.000 tỷ đồng.

Một trong những giá trị cốt lõi mà Tima hướng tới đó là "Công nghệ là nền tảng". Tại Tima, các cá nhân luôn nỗ lực đặt câu hỏi làm thế nào để công nghệ hóa các quy trình hoạt động nhằm tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Mỗi năm, Tima đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào việc phát triển hệ thống công nghệ. Nhiều công nghệ mới được áp dụng như công nghệ chống gian lận hồ sơ, công nghệ xác thực danh tính khách hàng điện tử (eKYC), công nghệ gọi tự động và quay số thông minh, công nghệ chấm điểm tín nhiệm trước cho vay và trong quá trình vay… giúp Tima kiểm soát quy trình, giảm thiểu rủi ro cũng như giải ngân nhanh chóng và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tầm nhìn năm 2023 là sàn kết nối tài chính số 1 Việt Nam

Tima cũng đề cao việc bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng. Sàn kết nối tài chính này đã ký kết hợp tác chiến lược với Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Bảo hiểm Vietinbank VBI) và Bảo hiểm Bảo Minh để cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho người đầu tư hay người vay vốn khi không may họ gặp phải những rủi ro không lường trước được.

Tima cũng hợp tác với Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) và Ngân hàng Quốc dân (NCB) để quản lý tiền của người cho vay và người vay. Những giải pháp này đã góp phần gia tăng những giá trị cộng thêm của Tima và giúp cho những người tham gia vững tâm khi sử dụng dịch vụ của Tima.

Nền tảng Fintech Tima và tầm nhìn năm 2023 là sàn kết nối tài chính số 1 Việt Nam - Ảnh 1.

Với sự đầu tư công nghệ bài bản và giải quyết được những bài toán về nhu cầu tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân, Tima liên tiếp đón nhận những giải thưởng như Top 10 Sao Khuê 2018 do Vinasa tổ chức, Top 5 doanh nghiệp (DN) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2019, Top 5 Fintech có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2020 (theo ghi nhận của IDC). Tháng 10/2018, Tima công bố khoản đầu tư 3 triệu USD ở vòng đầu tư thứ hai (Series B) từ Quỹ đầu tư ngoại Belt Road Capital Management (BRCM) với định giá gần 500 tỷ đồng. Trước đó, DN này cũng đã nhận đầu tư Series A cuối năm 2016 từ các quỹ đầu tư Dunearn Singapore Fund và G-Capital.

Nền tảng Fintech Tima và tầm nhìn năm 2023 là sàn kết nối tài chính số 1 Việt Nam - Ảnh 2.

Để đạt được những thành tựu kể trên, trong một bài phỏng vấn, ông Trần Thế Vĩnh - Tổng Giám đốc sàn kết nối tài chính Tima - chia sẻ rằng, giống như các DN trong lĩnh vực Fintech, Tima cũng gặp phải nhiều thách thức. Tuy nhiên, vượt lên trên những rào cản đó, Tima luôn cố gắng không ngừng để mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

Nền tảng Fintech Tima và tầm nhìn năm 2023 là sàn kết nối tài chính số 1 Việt Nam - Ảnh 3.

Đội ngũ Ban lãnh đạo Tima không chỉ hướng đến việc tập trung phát triển sản phẩm mà còn chú trọng việc xây dựng đội ngũ - những con người tận tâm, được đào tạo kỹ năng tốt và thái độ phục vụ chuyên nghiệp để liên tục tối ưu trải nghiệm cho khách hàng. Dựa trên những khảo sát liên quan tới ý kiến phản hồi về dịch vụ, mức độ hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Tima tương đối cao.

Bên cạnh đó, Tima là một trong những đơn vị Fintech quan tâm và đầu tư nhất cho việc phát triển văn hóa DN. Trong khoảng 2 năm vừa qua, Tima đã đồng hành cùng đơn vị quốc tế chuyên tư vấn về văn hóa DN cho các công ty toàn cầu, công ty lớn thuộc nhóm Fortune 500 của Hoa Kỳ. Mỗi cá nhân của Tima đều cảm thấy tự hào khi được cống hiến, sống trong các giá trị cốt lõi, trở thành những nhân tố đóng góp công sức vào thành quả chung của công ty, cùng chung tay hiện thực hóa tầm nhìn của tổ chức.

Tại thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Tima đã triển khai chiến dịch phát khẩu trang miễn phí tại hệ thống các phòng giao dịch nhằm chung tay góp sức cùng cộng đồng ngăn ngừa đại dịch. Cũng trong năm 2020, Tima cùng các công ty thành viên của Tập đoàn Công nghệ G-Group tham gia dự án "Sống sau lũ", hỗ trợ khoảng 20.000 người dân miền Trung ổn định lại cuộc sống. Chương trình được phát động kêu gọi mọi người chung tay ủng hộ để gửi tặng 100.000 gia cầm và hơn 100 con bò tới 5000 hộ gia đình, hồi sinh quê hương miền Trung.

Với sứ mệnh góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện bằng công nghệ tiên tiến và con người tận tâm, Tima đang từng bước nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn năm 2023 là sàn kết nối tài chính số 1 Việt Nam./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Nền tảng Fintech Tima thúc đẩy tài chính toàn diện bằng công nghệ tiên tiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO