Chuyển động ICT

Ngành robot là của “hiếm”, tài sản “quý” của mọi doanh nghiệp

Nhật Minh 26/05/2023 10:36

Cuộc thi “Lập trình Robot năm 2023″ do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa khép lại, nhưng ý nghĩa, giá trị to lớn động lại chính là những tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy, lan toả mạnh mẽ sức sáng tạo, tạo sản phẩm khoa học, công nghệ cho các thế hệ sinh viên hiện nay.

Sự kiện chính là sân chơi chung cho sinh viên khối kỹ thuật các trường đại học tại Hà Nội có niềm đam mê robot. Hơn nữa, cuộc thi chính là môi trường để các bạn sinh viên có cơ hội để thể hiện niềm đam mê sáng tạo của mình đối với nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, qua đó có thêm động lực thúc đẩy việc trau dồi kiến thức, kỹ năng trong học tập, sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của sinh viên. Cuộc thi được bảo trợ bởi Đại học Gunma - Nhật Bản và sự hỗ trợ bởi nhiều công ty Nhật Bản, Việt Nam.

Cần nói thêm, đây là năm đầu tiên PTIT tổ chức cuộc thi cấp liên trường, mở rộng đối tượng sinh viên cả nước. Cuộc thi được tổ chức ngày 1/3 và kết thúc ngày 25/5, thu hút 25 đội tham gia.

robot-ptit-25052023.jpg

Phát biểu tại vòng chung kết cuộc thi, GS. Kou Yamada, nguyên Phó hiệu trưởng trường công nghệ kiêm giám đốc chương trình đào tạo lĩnh vực lý thuyết điều khiển, tự động hóa, IoT, AI thuộc Đại học Gunma (Nhật Bản) chia sẻ, khi tiếp xúc và làm việc với các bạn sinh viên Việt Nam nói chung và PTIT nói riêng.

"Tôi nhận thấy các bạn thông minh, có khả năng tiếp thu kiến thức, công nghệ mới nhanh, chịu khó, có thế mạnh về lập trình. Thông qua cuộc thi này, các bạn được bổ sung thêm các kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đoàn kết khi làm việc nhóm; Khả năng giải quyết và đối ứng vấn đề mới khi phát sinh trong quá trình làm việc; khả năng dẻo dai và làm việc đến cùng; rèn luyện kỹ năng duy trì làm việc liên tục”, GS. Kou Yamada bày tỏ.

Ngoài ra, khi đánh giá về triển vọng, tương lai tương lai ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa của Việt Nam, GS. Kou Yamada nhận xét, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là lĩnh vực cốt lõi và có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển và nghiên cứu công nghệ, chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, thiết bị tinh xảo cùng với độ chính xác cao. Nhu cầu về nguồn nhân lực lĩnh vực này đối với Nhật Bản luôn cao và có lợi thế cạnh tranh lớn.

“Đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển mạnh mẽ, các bạn cần chuẩn bị một nguồn nhân lực đủ lớn, đủ mạnh về Điều khiển và Tự động hóa để phục vụ quá trình sản xuất công nghệ cao, kỹ thuật chuyên sâu”, GS. Kou Yamada nhấn mạnh.

r2.jpg
Đội For Fun đạt giải nhất

GS. Kou Yamada cũng cho biết thêm, lĩnh vực, ngành robot và trí tuệ nhân tạo là lựa chọn tốt, phù hợp với xu hướng chung của thế giới và Nhật Bản đang rất “khát” nhân lực trong lĩnh vực này, nhu cầu lên đến hàng chục nghìn kỹ sư. Do đó, khi Việt Nam tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực này là một hướng đi đúng đắn và làm tốt sẽ là của hiếm, tài sản quý của mọi doanh nghiệp.

Nói thêm về cuộc thi, ở vòng chung kết diễn ra theo hình thức đối kháng, 8 đội chia 2 bảng đấu vòng tròn tính điểm để chọn ra 4 đội mạnh nhất thi đấu bán kết, và hai đội xuất sắc nhất thi đấu chung kết. Ban tổ chức đã chọn, trao giải cho: 01 giải Nhất cho đội For Fun thuộc câu lạc bộ Điện tử - PTIT, 01 giải Nhì cho đội Embedded AIoT Alpha và 02 giải Ba, 04 giải Khuyến khích.

Năm 2023 cũng là năm đầu tiên PTIT khu vực phía Bắc tổ chức tuyển sinh ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá theo định hướng robot và AI, một lĩnh vực rất mới mẻ và đầy tiềm năng, nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
Đừng bỏ lỡ
Ngành robot là của “hiếm”, tài sản “quý” của mọi doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO