Ngành tài nguyên và môi trường tìm kiếm giải pháp, tăng cường ứng dụng CNTT

TC| 26/11/2022 15:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Vừa qua, Hội nghị về ứng dụng công nghệ thông tin và ngành tài nguyên và môi trường đã diễn ra với nhiều chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số trong ngành.

Nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt động chuyên môn kỹ thuật của công tác quản lý và nắm bắt thực trạng tài nguyên môi trường, vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường năm 2022. 

Thông qua hội nghị, các cán bộ, diễn giả và khách tham dự đã được hướng dẫn các bước, quy trình nhằm đồng bộ công tác dịch vụ công trực tuyến cũng như thực hiện thu thập, xây dựng, quản lý, cung cấp dữ liệu; đặc biệt là việc kết nối liên thông, tổng hợp thông tin, dữ liệu của Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2021- 2022, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt hơn nữa trong các năm tiếp theo.

Các nhiệm vụ đặt ra cho quá trình chuyển đổi số ngành tài nguyên môi trường là hoàn thiện kết nối và chia sẻ dữ liệu, thông tin, cung cấp nhiều tiện ích đóng góp phát triển kinh tế, xã hội. Công tác cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần được đẩy mạnh, đạt hiệu quả thực chất làm hài lòng người dân, doanh nghiệp.  

Song song với quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các đơn vị cần rà soát, bảo đảm an toàn thông tin hệ thống, cơ sở dữ liệu, tránh lộ lọt thông tin. Những nhiệm vụ và mục tiêu này nhằm thực hiện các đề án, nhiệm vụ về chuyển đổi số, mà trọng tâm là Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030.

Nhiều kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tại các Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc Bộ đã được chia sẻ tại hội nghị. Ngoài ra, các bài tham luận cũng đã nêu rõ những thực trạng, vướng mắc và bàn thảo về phương hướng giải quyết khó khăn trong công cuộc chuyển đổi số của ngành tài nguyên và môi trường.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định, cũng đã bày tỏ mong muốn lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị hướng dẫn, giải đáp cụ thể để các địa phương thực hiện tốt hơn công tác chuyển đổi số. Ngoài ra, các đại biểu cũng chủ động trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện.  

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã đánh giá cao những cố gắng, quyết tâm của toàn ngành tài nguyên và môi trường trong thực hiện chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số, đóng góp vào chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị cũng nâng cao nhận thức, thúc đẩy về chuyển đổi số và đặt ra những yêu cầu mới đối với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nhằm tích cực, chủ động và quyết liệt chỉ đạo triển khai, bố trí nguồn lực thực hiện chuyển đổi số./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Ngành tài nguyên và môi trường tìm kiếm giải pháp, tăng cường ứng dụng CNTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO