Diễn đàn

Ngành TT&TT đang mở ra nhiều không gian mới để phát triển

Hoàng Linh 13/08/2024 23:11

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang đứng trước nhiều cơ hội, không gian mới để phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành TT&TT, 22 năm thành lập Bộ Bưu chính, Viễn thông (BCVT) và 17 năm thành lập Bộ TT&TT, chiều ngày 13/8/2024, Bộ TT&TT gặp mặt thân mật các cán bộ hưu trí nguyên lãnh đạo ngành TT&TT tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT tham dự buổi gặp mặt. Dự buổi gặp mặt có nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, các nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT, Bộ TT&TT: Mai Liêm Trực, Đặng Đình Lâm, Lê Nam Thắng, Đỗ Quý Doãn, Trần Đức Lai, Nguyễn Minh Hồng, Phạm Hồng Hải, Hoàng Vĩnh Bảo, Nguyễn Thành Hưng.

anhr-tt-cac-cu-huu-1308.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các Thứ trưởng Bộ TT&TT chụp ảnh với cán bộ hưu trí nguyên lãnh đạo ngành TT&TT tại Hà Nội.

Kế thừa truyền thống, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ đi trước

Trong không khí ấm áp, thân tình và cởi mở, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ vui mừng được gặp các nguyên lãnh đạo ngành TT&TT và cho biết thế hệ lãnh đạo, các cán bộ của ngành TT&TT hôm nay đã và đang kế thừa quá khứ, mở ra tương lai, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ đi trước.

bt2.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trước đây, Ngành đã đi đầu trong đổi mới lần 1 là đi vào sâu phát triển Ngành. Còn hôm nay, Ngành bước vào đổi mới lần thứ 2 là đi ra ngoài nhiều hơn. Trước đây, Ngành dùng công nghệ nước ngoài thì nay các doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam “xuất khẩu” sản phẩm công nghệ số ra nước ngoài. Doanh số bán sản phẩm ra nước ngoài trong năm 2023, 2024 đã lên nhiều tỷ USD. Thiết bị 5G do Việt Nam sản xuất đã chính thức được công nhận, đo đạc, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Nhìn nhận về sự phát triển của lĩnh vực Bưu chính - một lĩnh vực truyền thống nhất của Ngành, Bộ trưởng tin tưởng lĩnh vực sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, thậm chí có thể vượt viễn thông.

Bộ trưởng cho biết vừa mới đây trong chuyến thăm, làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, đoàn công tác của Bộ TT&TT do Bộ trưởng dẫn đầu đã tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của hai công ty bưu chính quốc gia của hai nước phát triển với doanh thu chủ yếu từ tài chính (tiết kiệm, tài chính) chiếm tới 70% và 30% doanh thu còn lại là từ chuyển phát. Bộ trưởng đề nghị Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) - DN bưu chính chủ lực cần phải đảm bảo thị phần chuyển phát ổn định, không được dưới 15%.

Bộ trưởng cho biết các ngân hàng hiện nay đều số hoá, không thể đủ khách hàng, nguồn lực để hiện diện rộng, nhất là vùng sâu xa nên Bưu điện có thể hợp tác để làm đại diện cho ngân hàng. Hàn Quốc, Nhật Bản đã triển khai xu hướng này.

Lực lượng làm công nghệ của DN bưu chính cũng sẽ là lực lượng sản xuất chính. Bên cạnh đó, BĐVN cũng được giao thực hiện sàn thương mại điện tử.

Như vậy, không gian đã mở rộng hơn nhiều và lãnh đạo Bộ TT&TT tin tưởng vào tương lai của bưu chính. Cùng với đó, lĩnh vực công nghiệp ICT cũng là lĩnh vực chủ chốt của Bộ TT&TT.

ts4.jpg
ts2.jpg
ts3.jpg
ts1.jpg
bt2.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng sách cho nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, Thứ trưởng Bộ BCVT Đặng Đình Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Mai Liêm Trực.

Không gian phát triển mới cho các lĩnh vực của ngành TT&TT

Cũng tại buổi gặp mặt, các Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Phạm Đức Long, Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Huy Dũng và Bùi Hoàng Phương đã thông tin một số kết quả nổi bật trong công tác của Bộ thời gian qua với các cán bộ hưu trí nguyên là lãnh đạo Ngành.

tc1.jpg
Toàn cảnh buổi gặp mặt thân mật.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, Bộ TT&TT vừa có buổi làm việc với Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV và kế thừa những bài học kinh nghiệm của 40 năm đổi mới của ngành Bưu điện, BCVT, TT&TT, Bộ TT&TT đã có những đề xuất bổ sung vào Văn kiện.

Phụ trách lĩnh vực Khoa học và Công nghệ (KHCN), hợp tác quốc tế (HTQT) của Bộ, Thứ trưởng Phan Tâm bày tỏ niềm tự hào khi lĩnh vực KHCN, HTQT có thành tích đóng góp cho Ngành phát triển trong những năm đầu Đổi mới, trong đó có sự đóng góp của lãnh đạo Bộ TT&TT qua các thời kỳ.

Ngành đã đi thẳng vào công nghệ số, lấy ngoài nuôi trong, xác định lấy ngoại lực là đột phá, đưa sớm Internet vào Việt Nam, cũng như mở cửa cạnh tranh, hội nhập. Sự đột phá, phát triển đó có vai trò đóng góp lớn của KHCN, HTQT.

Thứ trưởng Phan Tâm cũng cho biết, trước đây, công tác HTQT hơi thiên về tiếp nhận là chính thì nay có yêu cầu, thách thức cao hơn là đưa DN số đi ra thế giới, mở rộng không gian phát triển của Ngành, DN.

DN công nghệ số đã xác định gặp thách thức để trưởng thành hơn, mở mang tri thức và quay về xây dựng đất nước.

KHCN trước đây cũng chỉ tiếp nhận là chính, giờ đây phải nắm bắt để ứng dụng nhanh và tự chủ, tự cường trong nghiên cứu phát triển công nghệ, sáng tạo nhiều hơn, thiết kế, tích hợp công nghệ để làm những sản phẩm giá trị.

Lĩnh vực của Ngành trước đây chỉ có BCVT, giờ có CNTT, chuyển đổi số (CĐS), công nghiệp ICT, báo chí, phát thanh truyền hình… đã đặt ra nhiều không gian phát triển mới cho Ngành.

Lĩnh vực KHCN của Ngành đã làm bản đồ công nghệ số, tiếp tục định hướng, dẫn dắt nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ số trong các lĩnh vực… Như vậy, lĩnh vực có nhiều thách thức so với trước.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vẫn luôn dặn dò Lãnh đạo, cán bộ của Bộ nếu gặp khó thì quay lại thời kỳ trước xem các chú, các anh thế hệ trước đã làm thế nào để các lĩnh vực phát triển.

Phụ trách lĩnh vực CĐS, Thứ trưởng Phạm Đức Long phấn khởi chia sẻ nhận thức về CĐS đã được toàn xã hội quan tâm. Để thúc đẩy CĐS hơn nữa, Bộ TT&TT đã chủ động đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến cho Uỷ ban CĐS Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban CĐS Quốc gia. Mới đây, Thủ tướng đã họp và chỉ đạo người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải trực tiếp làm 1 đề án CĐS. Trong tháng 8/2024, Thủ tướng sẽ họp về dịch vụ công trực tuyến, sau đó là mô hình điểm về trung tâm điều hành thông minh.

Thứ trưởng cũng chia sẻ về định hướng quản trị số, giám sát, điều hành trực tuyến, phát triển kinh tế số. Bộ TT&TT cùng Bộ Công Thương thí điểm CĐS về bán buôn, bán lẻ tại TP. HCM để có thể nhân rộng, phổ cập, thúc đẩy phát triển kinh tế số Ngành.

Thứ trưởng Phạm Đức Long cũng cho biết sẽ thúc đẩy dữ liệu không có thông tin cá nhân được lưu thông, khai thác. Bộ TT&TT tiên phong xây dựng cơ sở dữ liệu đúng, đủ, sạch, sống để đưa vào kinh doanh. “Kỳ vọng hai năm 2024 - 2025, CĐS Việt Nam sẽ đạt kế quả tốt đẹp”.

Tiếp theo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm đã thông tin về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản và thông tin cơ sở. Cũng theo Thứ trưởng, thông tin đối ngoại đã len lỏi vào các phương thức của truyền thông.

Các lĩnh vực đã được Bộ trưởng chỉ đạo có tư duy mới trong quản lý những công việc cũ, để các lĩnh vực có không gian rộng mở. Đơn cử như lĩnh vực xuất bản số, điện tử sẽ có không gian phát triển rất lớn, dự kiến có thể tăng 150 - 170% về doanh số. Báo chí và xuất bản có thể gắn kết cùng phát triển.

Phụ trách lĩnh vực viễn thông, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nêu 3 nội dung phát triển nổi bật của lĩnh vực này trong thời gian qua.

Theo đó, lĩnh vực tần số vô tuyến điện vừa qua đã thực hiện 3 cuộc đấu giá tần số thành công. Đây là kết quả của nhiều năm nỗ lực thực hiện chủ trương đấu giá tần số - tài nguyên quý giá.

“Không chỉ thu được cho ngân sách mà kết quả của việc đấu giá tần số thành công là tạo ra cơ chế minh bạch cho các DN được sở hữu tần số. Sau đấu giá thành công, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 sau Singapore, Philipines về đấu giá tần số”.

Để đảm bảo cho các tuyến cáp quang biển bền vững, Bộ TT&TT đã phê duyệt chiến lược cáp quang biển để tiến tới Việt Nam có 10 tuyến cáp quang biển, trong đó có 2 tuyến do Việt Nam làm chủ, đảm bảo dung lượng thông tin liên lạc quốc tế đi các hướng.

Bộ TT&TT cũng thúc đẩy phát triển tên miền của DN thông qua chương trình miễn phí 2 năm tên miền cho các DN thành lập mới, người dân có thể lập trang, web, email, đẩy tỷ lệ DN sở hữu tên miền tăng lên.

Phụ trách các lĩnh vực tài chính, CĐS nội bộ, bưu chính, công nghiệp ICT, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho biết các lĩnh vực đang đạt được một số kết quả nhất định. Bộ đang thúc đẩy giảm việc giảm tải việc làm báo cáo của các Sở TT&TT.

“Công tác làm báo cáo mất quá nhiều thời gian của công chức. Một tháng phải làm báo cáo các nơi. Làm CĐS hãy bắt đầu từ việc đơn giản như việc giảm tải báo cáo. Bộ TT&TT đã triển khai hệ thống báo cáo để các Sở TT&TT báo cáo số liệu theo 1 mẫu chung và Bộ TT&TT có thể cứ trích xuất dữ liệu từ hệ thống khi cần báo cáo”, Thứ trưởng cho biết.

Về Bưu chính, lĩnh vực đang thực hiện sửa đổi Luật Bưu chính để đáp ứng sự phát triển mới, góp phần để DN bưu chính truyền thống có thể cạnh tranh với DN nước ngoài.

Về công nghiệp ICT, Thứ trưởng cho biết đang tập trung thực hiện chiến lược quốc gia về bán dẫn và luật công nghiệp công nghệ số. Luật Công nghiệp công nghệ số là luật rất khó vì công nghệ thay đổi từng ngày. Bộ TT&TT dẫn dắt việc này để mở ra không gian mới cho Bộ.

tc2.jpg
Nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá phát biểu.

Trước những “tin vui” về sự phát triển của các lĩnh vực do Bộ TT&TT quản lý cũng như tình cảm chân tình của thế hệ lãnh đạo Bộ hôm nay, tại buổi gặp mặt, nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá bày tỏ sự xúc động và cho biết, chưa bao giờ CĐS được toàn dân biết đến như hiện nay. Sách về CĐS đã đến với các cán bộ lãnh đạo huyện, xã và được đọc, phản hồi. Bộ TT&TT cũng có nhiều cán bộ lãnh đạo giỏi được luân chuyển địa phương.

Bộ TT&TT cần duy trì lực lượng mạnh, năng động, sáng tạo, nguyên Bộ trưởng Đỗ Trung Tá nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Vinh dự và sứ mệnh của ngành TT&TT
    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Ngành TT&TT chúng ta, năm nào cũng vậy, như là truyền thống, vào những ngày này, đều tụ về đây, đông đủ và trang nghiêm, để làm một việc như là bình thường nhưng ý nghĩa thì thật lớn lao.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Ngành TT&TT đang mở ra nhiều không gian mới để phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO