Việc công nghệ 5G được triển khai ở Nhật Bản hồi tháng 3 đã tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng phổ biến của IoT - các thiết bị được kết nối để chia sẻ dữ liệu với nhau, hình thành các nông trại và các nhà máy thông minh. Nhưng việc phổ cập IoT vẫn còn chậm.
Một mạng lưới 5G nội bộ cho tòa nhà hay một khu vực cụ thể cần một đầu tư ban đầu hàng chục triệu đến hàng trăm triệu yên (10 triệu yên bằng 93.000 USD). Dịch vụ 5G mới của KDDI sẽ có mức cước khởi điểm hàng trăm yên/tháng, so với các mức cược dịch vụ 4G, phụ thuộc vào khối lượng dữ liệu.
Dịch vụ 5G cước phí thấp này sẽ bắt đầu vào cuối năm nay thông qua công ty con Soracom.
Bằng cách chèn các thể SIM vào các bộ cảm biến và các thiết bị khác thu thập, truyền dữ liệu, người sử dụng có thể quản lý dữ liệu đó trên đám mây thông qua mạng KDDI.
5G có thể kết nối nhanh hơn nhiều lần so với mạng 4G với độ trễ thấp hơn. Các mạng 5G nội bộ có thể giúp các doanh nghiệp kiểm soát các robot từ xa tại các nhà máy hay quản lý thống kê và vận tải hiệu quả hơn tại các trung tâm phân phối. Chính quyền các tỉnh/thành có thể sử dụng 5G cho các hoạt động khẩn cấp để theo dõi sức khỏe mọi người tại các trung tâm kiểm soát nhờ sử dụng các thiết bị đeo.
Theo Hiệp hội công nghiệp CNTT và điện tử Nhật Bản, thị trường các thiết bị IoT liên quan đến 5G sẽ đạt 104.000 tỷ yên (970 tỷ USD) trong thập kỷ tới, gấp khoảng 29 lần mức năm 2020.