Nhà mạng Nhật gặp sự cố lớn trong lịch sử khi bảo trì kỹ thuật

Hoàng Linh| 06/07/2022 09:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhà mạng KDDI của Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn để khôi phục hoàn toàn các dịch vụ di động, sau gần 3 ngày toàn bộ mạng lưới của nhà mạng này bị sập, khiến các dịch vụ ngân hàng, vận tải, thanh toán và các dịch vụ khác bị ngừng trệ trên toàn quốc.

Theo Japan Times, hơn 39 triệu thuê bao đã bị ảnh hưởng bởi sự cố này, bắt đầu vào sáng sớm ngày 2/7 khi nhà mạng này đang thay thế một bộ định tuyến cho mạng lõi của như một phần của việc bảo trì thường xuyên.

Khi KDDI cố gắng khắc phục sự cố, nhà mạng đã gặp phải lưu lượng lớn, khiến việc kết nối gặp nhiều khó khăn. KDDI cho biết vẫn đang điều tra chính xác những gì đã xảy ra.

Cũng theo KDDI, các vấn đề về kết nối có thể khác nhau tùy thuộc vào loại điện thoại. Những người sử dụng iPhone vẫn có thể kết nối với Internet di động nhưng các cuộc gọi thoại không khả dụng. Một số người dùng Android không thể truy cập cả Internet và cuộc gọi thoại.

Trong phần lớn trường hợp, sự cố ngừng hoạt động có tác động dây chuyền, đánh sập cả dịch vụ thoại và dữ liệu, sau đó buộc nhà mạng phải ngừng truy cập dịch vụ khi tình trạng tắc nghẽn ngày càng gia tăng.

Sự cố đã ảnh hưởng đến ba thương hiệu di động của KDDI là Au, UQ Mobile và Povo, và một loạt các dịch vụ chính khác. Cụ thể, sự cố đã ảnh hưởng tới 900 trong số 1.300 trạm quan trắc của cơ quan khí tượng Nhật Bản, 190 máy ATM của ngân hàng Ogaki Kyoritsu, các chuyến tàu của Đường sắt Nhật Bản, thẻ thông minh giao thông công cộng, gọi điện trên xe bằng xe Toyota và Suzuki và các cuộc gọi khẩn cấp để được trợ giúp từ hai người đi bộ đường dài ở Hokkaido.

Sự cố ngừng hoạt động cũng ảnh hưởng đến công ty đối thủ Rakuten, công ty có thỏa thuận chuyển vùng quốc gia với KDDI. Rakuten cho biết công ty này vẫn đang điều tra tác động, mặc dù công ty cho biết 90% lưu lượng dữ liệu của họ hiện được chuyển trên mạng riêng của công ty này.

Giám đốc điều hành KDDI Makoto Takahashi đã xin lỗi trong cuộc họp báo sáng ngày 3/7, thừa nhận đây là sự cố mất mạng lớn nhất trong lịch sử của nhà mạng này và sẽ xem xét đề nghị bồi thường cho các cá nhân và công ty bị ảnh hưởng.

Nhà mạng Nhật gặp sự cố lớn trong lịch sử khi bảo trì kỹ thuật - Ảnh 1.

Buổi họp báo thông tin về sự cố của nhà mạng KDDI ngày 3/7 (Ảnh: Kyodo)

Đến 6 giờ chiều giờ địa phương ngày 4/7, hầu hết các dịch vụ thoại và dữ liệu đã hoạt động trở lại, nhưng công ty không thể cho biết khi nào mạng sẽ được khôi phục hoàn toàn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Yasushi Kaneko cho biết đây là "một sự cố nghiêm trọng" theo Luật Kinh doanh Viễn thông.

Đây là một trong những sự cố lớn dường như thường xuyên xảy ra với các nhà mạng Nhật Bản. Sự cố ngừng hoạt động của NTT Docomo vào tháng 10/2021 đã làm ngừng dịch vụ của 2 triệu thuê bao 3G của nhà mạng này trong 29 giờ.

Nhà mạng SoftBank Mobile cũng đã ngừng hoạt động vào tháng 12/2018, làm gián đoạn 30 triệu thuê bao trong 5 giờ đồng hồ trong một sự kiện mà hãng cho là lỗi phần mềm của nhà cung cấp sản phẩm Thụy Điển.

Theo luật, nếu để xảy ra sự cố nghiêm trọng tác động đến 30.000 người dùng trở lên không thể sử dụng các cuộc gọi thoại khẩn cấp trong hơn 1 giờ hoặc các cuộc gọi khẩn cấp trong hơn 2 giờ. Các nhà mạng phải chịu trách nhiệm về sự cố khi được yêu cầu gửi báo cáo chi tiết về Bộ chủ quản trong vòng 30 ngày.

Tuy nhiên, có thể nhà mạng này không có khả năng bị phạt lớn, theo lightreading, bởi như nhà mạng Docomo chỉ bị khiển trách vì thời gian ngừng hoạt động vào năm ngoái.

Nhưng Marc Einstein, trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật số và viễn thông tại ITR Corp, cho biết sự cố ngừng hoạt động gần đây nhất là kéo dài và có những tác động trên diện rộng./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Nhà mạng Nhật gặp sự cố lớn trong lịch sử khi bảo trì kỹ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO