Chuyển động ICT

Nhà mạng ứng dụng AI và camera trên cột anten để phát hiện cháy rừng

QA 09:12 26/02/2024

Nhà mạng Beeline Kazakhstan, một công ty con của Veon, đã phát triển giải pháp AI phân tích cảnh quay từ camera treo trên cột anten để phát hiện các đám cháy rừng.

rung-kazaktan.png
Cháy rừng là một vấn đề ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới và là một vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu. (Ảnh: Darya/Unplush)

Nhà mạng Beeline Kazakhstan gần đây đã công bố triển khai giải pháp phát hiện cháy Orman-AI tại khu vực Kostanay của đất nước. Giải pháp dựa trên công nghệ thị giác máy tính do Beeline phát triển và được lực lượng cứu hỏa của khu vực sử dụng để phản ứng nhanh hơn.

Dự án, là kết quả của sự hợp tác giữa Beeline và Cục Quản lý Tài nguyên và Môi trường Akimat của Vùng Kostanay, sử dụng hàng nghìn hình ảnh để huấn luyện Orman-AI cách phân biệt khói với các hiện tượng khác như sương mù.

Cho đến nay, 34 camera có trong phạm vi 25km đã được đặt trên đỉnh cột anten của Beeline trong khu vực. Các camera hoàn thành một lượt quay 360o cứ sau 10 - 12 phút, với cảnh quay trực tiếp từ các camera được cung cấp cho Orman-AI để phân tích từng khung hình.

ban-do.png
Bản đồ hiển thị vị trí của camera. (Nguồn: Beeline Kazakhstan)

Trong trường hợp phát hiện đám cháy có thể xảy ra, một cảnh báo sẽ được gửi đến trung tâm giám sát gần vị trí đám cháy, với sai số lên tới 100m. Việc đánh giá sâu hơn có thể được thực hiện bằng máy bay không người lái để có thể báo nhu cầu cử lính cứu hoả đến khu vực.

Trong những năm gần đây, cháy rừng là một thách thức lớn trên toàn thế giới và ngày càng trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Tại Kazakhstan, cháy rừng đã gây thiệt hại 103.000 ha đất vào năm 2022. Năm ngoái, một vụ cháy rừng ở vùng Abai đã khiến 14 người thiệt mạng.

Phản ứng nhanh hơn

Beeline cho biết giải pháp này đã giảm diện tích cháy rừng trung bình xuống còn 2 ha, giảm từ 7,3 ha và cho phép thời gian ứng phó dưới 1 giờ, so với 3 giờ trước đây. Maxim Tsvykov, người đứng đầu bộ phận kinh doanh mới tại Beeline Kazakhstan, nói với Light Reading trong một cuộc phỏng vấn rằng giải pháp này cho đến nay đã phát hiện được khoảng 50 đợt bùng phát.

Đó là những con số nhỏ về mặt số lượng cảnh báo, nhưng thực sự có giá trị và tác dụng không giới hạn đằng sau bởi vì không thể dự đoán được mức độ nguy hại của những vụ cháy rừng này", ông nói và cho biết thêm rằng việc phát hiện sớm là chìa khóa trong dập tắt cháy rừng.

theo-doi-khoi.png
Khói được Orman-AI phát hiện. (Nguồn: Beeline Kazakhstan)

Trong khi nói rằng không có vấn đề gì về công nghệ, ông Tsvykov lưu ý đã có một số vấn đề về vận hành. Chúng bao gồm các vết bẩn trên ống kính camera, có thể gây ra báo động sai và cần được kỹ sư loại bỏ.

Dự án khởi đầu vào năm 2022 và được mở rộng quy mô vào năm ngoái lên 34 camera. Tsvykov cho biết công ty có kế hoạch mở rộng quy mô giải pháp trong năm nay để tăng gấp đôi số lượng camera được triển khai và mang đến các khu vực khác nữa. Việc mở rộng dự án sẽ mang lại tính kinh tế theo quy mô.

Từ phát hiện cháy đến AI tạo sinh

Tsvykov cũng cho biết giải pháp có thể được sử dụng ở các khu vực khác, bao gồm cho cả đất nông nghiệp và Beeline có kinh nghiệm sử dụng thị giác máy tính trong nhiều trường hợp sử dụng. Ví dụ: nhà mạng đã phát triển một giải pháp nhận dạng khuôn mặt được triển khai trên các ứng dụng hướng tới khách hàng, chẳng hạn như ứng dụng fintech, nơi người dùng có thể được cấp ngay thẻ Visa ảo.

Một loạt các giải pháp dựa trên thị giác máy tính cũng đã được thử nghiệm với các khách hàng, bao gồm an toàn lao động tại các khu công nghiệp; theo dõi lượng khách đến cửa hàng; các trường hợp ứng dụng cho thành phố thông minh như giám sát giao thông; cũng như các trường hợp ứng dụng trong nông nghiệp như đếm gà tại một trang trại.

Tsvykov cũng cho biết công ty đang liên tục đánh giá vai trò của mình trong lĩnh vực này. Ông nói, câu hỏi đặt ra là liệu có nên tập trung vào việc xây dựng công nghệ từ đầu hay “tìm cách trở thành nền tảng cho tất cả những người tử tế có chuyên môn và tài sản để tham gia vào thị trường thị giác máy tính”.

Beeline cũng đã tham gia vào một lĩnh vực khác của công nghệ AI. Các nhà phát triển của công ty đã sử dụng mạng neural lõi của Google để phát triển mô hình AI tổng hợp bằng tiếng Kazakhstan Kaz-RoBERTA-conversational, hay BeeBERT. Beeline cho biết đây là mô hình GenAI đầu tiên ở Kazakhstan và được cung cấp miễn phí cho tất cả các nhà phát triển phần mềm. Công ty đã bắt đầu triển khai BeeBERT trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng trên các ứng dụng số như BeeTV và ứng dụng âm nhạc có tên hitter./.

Theo lightreading
Copy Link
Bài liên quan
  • Nghề viễn thông đã thay đổi căn bản
    Người đứng đầu ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nhận định viễn thông giờ đây không chỉ giải câu chuyện “alô” mà phải sáng tạo, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Nhà mạng ứng dụng AI và camera trên cột anten để phát hiện cháy rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO