Nhiều địa phương đưa “Robot Call” phòng, chống dịch Covid-19

Đ. CHÂU - Q. QUÝ| 29/06/2021 08:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận Đặng Thức Anh Vũ cho biết, từ ngày 28/6, tỉnh Bình Thuận chính thức triển khai hệ thống “Robot Call” phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nhiều địa phương đưa “Robot Call” phòng, chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Nhiều địa phương đưa “Robot Call” phòng, chống dịch Covid-19.

Đây là động thái nhanh nhạy, cần thiết khi tình hình dịch diễn biến phức tạp tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận đã đề nghị người dân nghe điện thoại từ số Hotline 0899-51-1199 hoặc hiển thị tên “So Y Te BT” và trả lời các thông tin một cách đầy đủ và trung thực. Đây cũng là cách chung tay để giúp Ngành Y tế tỉnh Bình Thuận nói riêng và toàn dân nói chung trong công tác đẩy lùi dịch Covid - 19.

Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đồng ý chủ trương triển khai ứng dụng Hệ thống Robot Call trong truy vết phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Nhiều địa phương đưa “Robot Call” phòng, chống dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Thuận.

Đồng thời giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành, đơn vị liên quan và Công ty Cổ phần Dịch vụ và Giải pháp xử lý dữ liệu Vbee, MobiFone tỉnh Bình Thuận - chi nhánh Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 8 triển khai ứng dụng Hệ thống Robot call trong truy vết phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn tỉnh.

Như vậy đến nay, các tỉnh thành Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và Nghệ An và Bình Thuận đã triển khai hệ thống “Robot Call” trong công tác tuyên truyền, phòng chống Covid-19.

Ông Hồ Minh Đức, CEO Công ty Vbee cho hay: “Chúng tôi tiếp tục hợp tác, chuyển giao công nghệ tích hợp và phối hợp các nhà mạng, các đơn vị triển khai ở các tỉnh thành khác để từ đó cùng chính quyển địa phương hình thành “Robot Call” cho tỉnh, thành phố có nhu cầu.

Chúng tôi mong muốn góp chút sức mình chống dịch Covid-19 mà cả nước đang thực hiện quyết liệt”.

Robot Call hoạt động như những nhân viên y tế thực thụ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Hằng ngày, Robot Call sẽ tự động gọi điện tới người dân trong vùng dịch, vùng cách ly hoặc các đối tượng F1, F2 để khảo sát, thu thập và cập nhật một cách nhanh chóng về tình hình sức khỏe, dấu hiệu dịch bệnh.

Đặc biệt với những người khai báo chưa rõ ràng, sẽ được Robot Call gọi lại để cập nhật thông tin, từ đó tạo báo cáo về danh sách các đối tượng có biểu hiện để gửi CDC tỉnh. Các thông tin được tổng hợp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch có phương án phối hợp xử lý, khoanh vùng và khảo sát chi tiết.

Bên cạnh đó, người dân cũng có thể chủ động gọi vào số Hotline 0899-51-1199 của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận để khai báo thông tin sức khoẻ 24/7, các “nhân viên" Robot Call sẽ tự động ghi nhận và tạo báo cáo gửi về ban chỉ đạo phòng, chống dịch.

Tất cả quá trình đều được thực hiện hoàn toàn tự động và sử dụng công nghệ AI với khả năng thực hiện và xử lý hàng trăm nghìn cuộc gọi mỗi ngày, nhờ đó việc khoanh vùng và truy vết người nghi là F0, F1, F2... trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều địa phương đưa “Robot Call” phòng, chống dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO