Chuyển động ICT

Những gương mặt xuất sắc nhất cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 32

Minh Thiện 06:49 10/12/2023

Tại cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 32 (OLP’23), Vô địch Siêu CUP OLP’23 thuộc về tên quen thuộc Trần Xuân Bách (Đại học (ĐH) Công nghệ - ĐHQG Hà Nội). Đội tuyển sudo cũng của ĐH Công nghệ là đội có xếp hạng cao nhất của Việt Nam.

Chuẩn bị kỹ càng

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 32 (OLP’23), Procon và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Hue city 2023 do Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đăng cai tổ chức từ 05 – 08/12/2023 đã thành công tốt đẹp.

Diễn ra xuyên suốt 32 năm, Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam được đánh giá là cuộc thi sôi động, thiết thực với sinh viên các trường ĐH và Cao đẳng (CĐ). Qua đó cuộc thi giúp phát hiện sớm các tài năng trí tuệ của lớp trẻ Việt Nam bổ sung nguồn lực CNTT-TT chất lượng cao, phục vụ công cuộc Chuyển đổi số (CĐS) và công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Năm nay, cuộc thi được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các ban ngành, đoàn thể TP. Hồ Chí Minh.

img_9011.jpg
Đại diện các đơn vị tham dự kỳ thi tại Lễ khai mạc

Hội đồng giám khảo do PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Hồ Sĩ Đàm chủ trì vẫn tiếp tục khẳng định Hội đồng giám khảo (HĐGK) thi lập trình hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, còn có ông Lê Đôn Khuê, Phó Giám đốc ICPC Vietnam, Thành viên HĐGK; PGS.TS Ngô Hồng Sơn, Chủ tịch HSGK nội dung Phần mềm nguồn mở; TS. Dương Lê Minh, Chủ tịch HSGK PROCON VN; Ông Trần Quang Lộc, Chủ tịch Hội đồng chọn đề ICPC Việt Nam.

Bên cạnh đó, kỳ thi còn nhận được sự hỗ trợ của toàn xã hội, nhiều doanh nghiệp (DN) đồng hành và tài trợ các giải thưởng cho sinh đoạt giải như: Tập đoàn Viettel; Công ty FPT; Công ty CP Kardia Labs; Công ty Ahamove; Công ty Dana Labs; và các DN tại TP. Huế.

Cuộc thi dành cho sinh viên CNTT quy mô lớn, sôi động nhất

Cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 32 có sự tham gia của 78 trường ĐH, CĐ và Học viện cả nước với gần 600 sinh viên tham dự, trong đó: 67 sinh viên dự thi khối Siêu Cup, 194 sinh viên khối Chuyên Tin, 92 sinh viên khối Không chuyên tin và cao đẳng, 45 sinh viên dự khối Phần mềm nguồn mở và 38 sinh viên tham dự Procon Việt Nam.

01-hue.jpg
Các đội tham dự cuộc thi và Ban tổ chức chụp ảnh tại Kinh thành Huế

Olympic Tin học sinh viên ngày càng khẳng định chỗ đứng nhất định trong ngành CNTT-TT với 3 nội dung thi đấu khác nhau là các giải: Cá nhân OLP; giải Tập thể phần mềm nguồn mở (PMNM); và giải đối kháng Procon. Do đó, cuộc thi năm nay đã lôi cuốn được thêm nhiều trường không chuyên đào tạo ngành CNTT cùng tham gia sân chơi kỹ năng - trí tuệ chung của Việt Nam.

Chiều ngày 6/12 là thời gian thi của khối cá nhân và tính điểm đồng đội quy mô lớn lôi cuốn sự tham gia các sinh viên giỏi tin học toàn quốc. Khối Siêu CUP là nơi hội tụ của các bạn xuất sắc nhất đã từng đoạt giải Olympic Tin học Quốc gia và Quốc tế, với bộ đề khó phải giải quyết trong 4 tiếng từ 13g30 - 17h30.

Khối Chuyên tin là các bạn sinh viên học chuyên ngành CNTT và chưa từng đoạt giải Quốc gia và các bạn Khối không chuyên tin là sinh viên các ngành không chuyên CNTT-Tin học thi cùng đề với Khối CĐ trong thời gian 3 tiếng từ 14h00 - 17h00. Trong ngày 7/12 diễn ra 2 khối thi: Hackathon PMNM từ 7h30 - 15h30 và lập trình đối kháng Procon từ 8h - 11h00.

Kết quả Chung cuộc:

Giải Vô địch - Chuyên tin thuộc về Song Đồng Gia Phúc - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM.

Giải Vô địch Không chuyên tin thuộc về: Trịnh Nguyễn Hoàng Vũ - ĐH Công nghiệp TP. HCM.

Giải Nhất Khối tập thể PMNM OLP thuộc về đội CTU.LinguTechies ĐH Cần Thơ.

giai-1.jpg
giai-2.jpg
giai-3.jpg
Các đội chiến thắng được trao chứng nhận và Bằng khen

Giải nữ sinh viên OLP xuất sắc thuộc về 2 nữ sinh: Phạm Thị Hoài Thu (ĐH Bách khoa Hà Nội) - Giải Nhất khối Chuyên tin và Phạm Thị Hà Thư (trường ĐH Kkinh tế Quốc dân) - nữ sinh đoạt giải Nhất khối Không Chuyên tin.

Giải lập trình đối kháng Procon Việt Nam:

Ngôi vô địch thuộc về đội tuyển PAM (Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội).

Giải Đồng đội tính điểm OLP’23:

Giải đồng đội Khối Chuyên tin thộc về Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM với tổng 938 điểm và Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM giành Giải đồng đội Khối Không Chuyên tin với tổng điểm 1134.

địch Siêu CUP OLP’23 thuộc về Trần Xuân Bách (ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội), CUP bạc OLP’23 thuộc về Phạm Xuân Trung (ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội) và Trần Vinh Khánh (ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP. HCM).

img_9062.jpg
img_9048.jpg
Ban tổ chức trao Bằng khen cho các chuyên gia và Giảng viên trường ĐH Khoa học – ĐH Huế vì sự hỗ trợ hiệu quả của họ cho cuộc thi

Để ghi nhận nỗ lực của đơn vị tổ chức Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 30, Procon và kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Khu vực Châu Á, điểm thi Huế năm 2023, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã quyết định trao tặng Bằng khen cho Trường đăng cai DH Khoa học - ĐH Huế, 2 Khoa đào tạo và 4 giảng viên có thành tích xuất sắc nhất trong công tác huấn luyện sinh viên và có thành tích cao tại Olympic Tin học sinh viên Việt Nam năm 2023./.

Kết quả chi tiết OLP’23 và ICPC Hue City có trên: http:="" www.olp.vn<="" a="">.">www.olp.vn/./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Những gương mặt xuất sắc nhất cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 32
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO