Truyền thông

Niềm tin của độc giả giảm sút nếu tòa soạn xuất bản những bài báo do AI viết

Anh Minh 12/12/2023 05:45

Nghiên cứu cho thấy việc tiết lộ độc giả đang đọc bài báo do AI viết có thể làm suy yếu niềm tin của độc giả đối với tổ chức báo chí đó.

Cùng với các lĩnh vực, ngành nghề khác, báo chí cũng đang sống trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Nhiều nghiên cứu, nhiều nhà báo nổi tiếng đã dự đoán các tòa soạn báo sẽ ngày càng ứng dụng AI nhiều hơn vào quy trình sản xuất, thậm chí dùng AI để viết báo.

Độc giả cảm thấy như thế nào khi đọc một bài báo do AI viết là câu hỏi không ít người băn khoăn.

Ở phía tòa soạn báo, một trong những câu hỏi cấp bách nhất là liệu người đọc có nên được thông báo khi họ đang đọc một câu chuyện được AI tạo ra hoặc được AI hỗ trợ tổng hợp thông tin hay không. Một số, chẳng hạn như tạp chí công nghệ Wired và BBC đã làm điều này, nhưng nhiều phương tiện truyền thông khác thì không.

ai_generated_content.jpg
Ảnh minh họa

Theo trang Niemanlab, đại đa số độc giả muốn các tòa soạn báo cho họ biết bài báo nào là bài báo do AI viết nên. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy các hãng tin tức phải “trả giá” khi tiết lộ việc sử dụng AI để tổng hợp tin tức. Bởi vì, độc giả có xu hướng ít tin tưởng các tổ chức tin tức hơn nếu họ sử dụng các bài báo do AI tạo ra.

Cụ thể, nghiên cứu mới của tác giả Benjamin Toff thuộc Đại học Minnesota và tác giả Felix M. Simon thuộc Viện Internet Oxford về vấn đề ứng dụng AI vào báo chí và ý kiến của độc giả về những tin tức do AI tạo ra, cho thấy hơn 3/4 người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho rằng các bài báo do AI viết sẽ là “một điều tồi tệ”. Tuy nhiên, từ các trang báo như Sports Illustrated đến Gannett, rõ ràng là AI đã được các tòa soạn thử nghiệm và dùng để viết báo.

Các nhà nghiên cứu viết rằng: “Khi các tòa soạn báo ngày càng hướng tới việc áp dụng các công nghệ AI trong phòng tin tức, kết quả khảo sát cho thấy việc tiết lộ các kỹ thuật này có thể làm suy yếu niềm tin của độc giả đối với các tổ chức báo chí".

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 1.483 người nói tiếng Anh ở Hoa Kỳ và giới thiệu cho họ một loạt bài báo tin tức chính trị do AI tạo ra. Một số được gắn nhãn là do AI tạo ra và một số thì không. Các nhà nghiên cứu sau đó đã yêu cầu độc giả đánh giá độ tin cậy của các tổ chức tin tức bằng cách xem các bài báo.

Họ nhận thấy rằng độc giả đánh giá nội dung từ các tổ chức tin tức xuất bản các bài báo được gắn nhãn là do AI tạo ra thấp hơn trên thang điểm tin cậy 11 điểm so với các tổ chức tin tức có bài báo không tiết lộ việc đó là bài báo do AI tạo ra.

Trong khi đó, theo trang The Conversation, có một số lập luận ủng hộ và một số phản đối việc tiết lộ loại thông tin này. Đầu tiên, việc tiết lộ sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Người đọc nên biết tin tức họ đang xem được tạo ra như thế nào và họ có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt về việc có nên tin tưởng vào nó hay không.

Thứ hai, việc công bố thông tin có thể giúp giảm thiểu rủi ro sai lệch. Hệ thống AI được đào tạo bằng cách sử dụng dữ liệu và dữ liệu đó có thể phản ánh thành kiến của những người tạo ra nó. Do đó, nội dung do AI tạo ra đôi khi có thể bị sai lệch.

Chính vì thế, việc tiết lộ có thể giúp bảo vệ độc giả khỏi thông tin sai lệch. Hệ thống AI có thể được sử dụng để tạo ra tin giả, khiến người tiêu dùng khó phân biệt giữa tin thật và tin giả. Bằng cách yêu cầu tiết lộ, người đọc sẽ có thể nghi ngờ hơn về nội dung do AI tạo ra và có nhiều khả năng xác minh nội dung đó trước khi chia sẻ.

Tuy vậy, cũng có người lo ngại nếu các tổ chức tin tức được yêu cầu tiết lộ mỗi lần họ sử dụng AI, họ có thể sẽ ít thử nghiệm công nghệ này hơn. Ngoài ra, việc tiết lộ có thể gây nhầm lẫn cho người đọc. Không phải ai cũng hiểu AI hoạt động như thế nào. Một số người có thể nghi ngờ nội dung do AI tạo ra. Yêu cầu tiết lộ có thể khiến người đọc gặp khó khăn hơn trong việc lấy thông tin họ cần./.

Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Niềm tin của độc giả giảm sút nếu tòa soạn xuất bản những bài báo do AI viết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO