Gemato thực hiện điều tra với hơn 10.000 khách hàng trên toàn cầu. Theo điều tra, 7 trong 10 khách hàng (69%) cảm thấy các doanh nghiệp (DN) không thực hiện bảo mật dữ liệu khách hàng một cách nghiêm túc.
Mặc dù có những quan ngại này, nhưng điều tra của Gemalto cho thấy khách hàng đang không có những biện pháp tự phòng vệ phù hợp, với hơn một nửa (56%) số khách hàng vẫn đang sử dụng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản trực tuyến. Thậm chí khi các DN cung cấp các giải pháp an ninh mạnh mẽ, như xác thực hai yếu tố, thì 2/5 (41%) khách hàng thừa nhận không sử dụng công nghệ để bảo mật các tài khoản truyền thông xã hội, dẫn tới các tài khoản đứng trước các nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu.
Điều này có thể là vì phần lớn các khách hàng (62%) tin tưởng DN nắm giữ dữ liệu của họ thì phải chịu trách nhiệm chính trong bảo mật các dữ liệu của họ. Do đó buộc các DN phải triển khai các bước bổ sung để bảo vệ các khách hàng và củng cố các biện pháp an ninh mạnh mẽ, cũng như tuyên truyền cho khách hàng về các lợi ích áp dụng các biện pháp bảo mật này. Các nhà bán lẻ (61%), các ngân hàng (59%) và các trang truyền thông xã hội (58%) đã nhận thức có nhiều việc phải làm, bởi đây là những lĩnh vực mà khách hàng sẽ rời bỏ họ nếu họ gặp phải một lỗ hổng.
“Các khách hàng rõ ràng thường bỏ mặc trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của họ cho DN, nhưng lại trông chờ DN bảo mật cho họ mà không có nỗ lực nào từ phía họ”, Giám đốc công nghệ Gemalto phụ trách lĩnh vực bảo vệ xác thực và dữ liệu Jason Hart cho biết.
“Đứng trước các quy định chung về bảo vệ dữ liệu mới (GDPR), thì đã đến lúc các DN phải thắt chặt các quy trình an ninh đối với các khách hàng để bảo mật dữ liệu. Cũng đã đến lúc không thể thực hiện các quy trình này như là một lựa chọn. Các quy trình phải bắt buộc ngay từ đầu – nếu không các DN sẽ phải đối mặt với không chỉ các hậu quả tài chính mà còn các hành động pháp lý có thể từ phía khách hàng”, Jason Hart cho biết thêm.
Mặc dù chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện các biện pháp bảo mật, các quan ngại an ninh của khách hàng cũng khá cao, khi 2/3 (67%) khách hàng lo lắng họ sẽ là nạn nhân của một lỗ hổng dữ liệu trong tương lai gần. Kết quả là khách hàng hiện nay sẽ buộc DN chịu trách nhiệm - nếu dữ liệu của họ bị đánh cắp, phần lớn (93%) khách hàng sẽ xem xét có hành động pháp lý đối với DN làm lộ lọt dữ liệu.
Cũng theo điều tra của Gemato, hơn một nửa (58%) tin rằng các trang truyền thông xã hội là một trong những đe dọa lớn nhất đối với dữ liệu của họ, trong đó 1/5 (20%) lo ngại các trang du lịch - một cách đáng lo là 1/9 (9%) cho rằng không có trang nào rủi ro đối với họ.
Mặt khác, 1/3 khách hàng (33%) tin tưởng ngân hàng là nơi bảo mật dữ liệu cá nhân của họ nhất, mặc dù các khách hàng thường xuyên trở thành mục tiêu và là nạn nhân của các lỗ hổng dữ liệu, tiếp theo là các cơ quan kiểm định ngày (12%), các nhà sản xuất thiết bị (11%) và chính phủ (10%) trong danh sách.
“Đáng chú ý là các khách hàng hiện đang đặt các dữ liệu của riêng họ trước các rủi ro bởi không sử dụng các biện pháp bảo mật, mặc dù các quan ngại về an ninh bảo mật đang gia tăng. Số lượng các lỗ hổng dữ liệu đã tăng đến mức cảnh báo - 80% các lỗ hổng do các thông tin bảo mật yếu và đã từng bị đánh cắp. Có một số thứ cần phải thay đổi sớm đối với cả phía DN và khách hàng hoặc mọi việc sẽ tồi tệ hơn”, Hart cho biết.