Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bắc Giang

Đỗ Thêu| 03/10/2022 07:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Tuy nhiên, thế mạnh này chưa được khai thác hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022 - 2030. Mục đích của Đề án nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch, kết nối vùng miền và kiến tạo những sản phẩm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút du khách và tạo việc làm cho người dân…

Theo đó, đến năm 2030, toàn tỉnh xây dựng khoảng 30 điểm du lịch cộng đồng. Chỉ tiêu khách du lịch đạt 3 triệu lượt người, trong đó, khách lưu trú đạt 2 triệu lượt người. Doanh thu đạt trên 450 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm. Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 5.000 người. Phấn đấu đến hết năm 2030, các điểm du lịch cộng đồng có đủ điều kiện đón ít nhất 1 triệu lượt khách/năm, trong đó có 10.000 khách quốc tế.

Tiềm năng du lịch cộng đồng của Bắc Giang gắn liền với các thế mạnh của tỉnh là các vùng di tích lịch sử - văn hóa, vùng cây ăn quả, làng nghề truyền thống, vùng làng bản đồng bào dân tộc thiểu số đặc sắc và hệ sinh thái đa dạng. Tuy nhiên, Bắc Giang chưa hấp dẫn được du khách, nhất là các tour dài ngày, bởi cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ thiết yếu để đáp ứng yêu cầu nghỉ dưỡng, tìm hiểu bản sắc văn hóa… hầu như chưa có. Trong khi đó, khả năng kết nối giữa các vùng, tuyến du lịch là cực kỳ hạn chế; nguồn lực dành cho du lịch cộng đồng thiếu và yếu; cơ chế, chế tài cũng như công tác tuyên truyền, quảng bá còn chưa được quan tâm đúng mức…

Bước đầu giải quyết những khó khăn, Bắc Giang ưu tiên phát triển các khu du lịch theo hướng liên kết không gian du lịch vùng, các địa phương xung quanh, kết nối hình thành các tuyến, tour du lịch liên vùng. Tỉnh xây dựng kế hoạch kêu gọi thu hút đầu tư phát triển 5 không gian du lịch gồm: Tây Yên Tử (khu vực phía Đông); Sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí (khu vực Đông Bắc); Không gian du lịch Khởi nghĩa Yên Thế (khu vực Tây Bắc); Không gian văn hóa Quan họ, lịch sử An toàn khu (khu vực Tây Nam); Không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng (khu vực trung tâm và phía Nam).

Theo định hướng đó, tỉnh tập trung xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ xây dựng 3 khu du lịch (KDL) có quy mô lớn, gồm: KDL Tây Yên Tử; KDL sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí Lục Ngạn với trung tâm hồ Khuôn Thần; KDL sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí núi Nham Biền. 

Ngoài ra, tỉnh cũng thu hút đầu tư, phát triển các khu, điểm du lịch cấp tỉnh như: KDL văn hóa, vui chơi giải trí Đồng Cao; KDL sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa Bản Ven - Xuân Lung - Thác Ngà; KDL văn hóa, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng Tiên Sơn - Vân Hà; KDL sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Hương Sơn, huyện Lạng Giang.

Đó là cơ hội vô cùng thuận lợi để phát triển các mô hình du lịch cộng đồng của Bắc Giang. Một số thử nghiệm tại An Lạc, Đồng Cao, Bản Mậu (huyện Sơn Động), bản Ven, bản Xoan (huyện Yên Thế); làng cổ Thổ Hà (huyện Việt Yên); Khe Nghè (huyện Lục Nam); bản Bắc Hoa (huyện Lục Ngạn) thời gian vừa qua cho thấy hiệu quả khá tốt, trở thành một trong những điểm đến của du khách.

Thời gian tới, để phát huy hết tiềm năng du lịch cộng đồng của Bắc Giang, tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng có khả năng kết nối vùng, miền; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và cơ chế, chính sách phát triển du lịch cộng đồng; phát triển nhân lực du lịch cộng đồng; xây dựng, phân loại và ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù; phát triển thị trường du lịch, định hướng thị trường khách hàng; tuyên truyền, xúc tiến - quảng bá du lịch cộng đồng; liên kết sản phẩm - thị trường; xây dựng ứng dụng Internet hướng dẫn khách du lịch đến tham quan du lịch cộng đồng tại tỉnh; các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư như nâng cấp hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch cộng đồng; giải pháp về môi trường, cảnh quan, an toàn du lịch…/.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bắc Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO