Phó cục trưởng C06: Liên thông dữ liệu dân cư để chống dịch

Hoàng Lam| 19/08/2021 17:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Lãnh đạo Cục C06 cho biết Bộ Công an đang đẩy nhanh tiến độ cung cấp ứng dụng VNEID để người dân dễ dàng khai báo y tế qua điện thoại di động.

Sau chuỗi ngày thần tốc triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Căn cước công dân (CCCD), thượng tá Tô Anh Dũng, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), cho biết 2 kế hoạch cải cách hành chính trên đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam, Phó cục trưởng C06 đã chia sẻ với Zing về những dấu ấn và mục tiêu liên quan các dự án về cơ sở dữ liệu quốc gia.

Hơn 200.000 cảnh sát tham gia cấp CCCD

PV: Hai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và CCCD gắn chip được kỳ vọng là nền tảng để xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, thay thế cho việc quản lý bằng giấy tờ. Theo ông, vì sao 2 dự án được coi là bước đột phá trong quản lý dân cư?

Thượng tá Tô Anh Dũng: Bộ Công an đã vận hành chính thức 2 hệ thống này từ ngày 1/7. Việc này không chỉ tạo ra bước đột phá trong quản lý dân cư, mà còn là nền tảng xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, tiến tới xã hội số, công dân số.

Thông qua 2 dự án, phương thức quản lý hành chính cũng được thay đổi từ thủ công bằng giấy tờ sang phương thức quản lý bằng công nghệ thông tin. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển đổi số trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Phó cục trưởng C06: Liên thông dữ liệu dân cư để chống dịch - Ảnh 1.

Người dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tập trung làm CCCD gắn chip trong đêm. Ảnh: Việt Linh.

Ngoài ra, 2 hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia còn giúp quản lý con người, từ sổ hộ khẩu giấy sang quản lý bằng điện tử thông qua mã số định danh cá nhân. Các hệ thống đã có thể tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia; với các bộ, ngành, địa phương và sẵn sàng liên thông quốc tế, đồng thời có tính bảo mật cao.

Các hệ thống đã có thể tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia; với các bộ, ngành, địa phương và sẵn sàng liên thông quốc tế.

Thượng tá Tô Anh Dũng

PV: Để triển khai và sớm hoàn thành 2 dự án, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và lực lượng công an cả nước đã nỗ lực như thế nào?


Thượng tá Tô Anh Dũng: Hai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Sản xuất, cấp, quản lý CCCD là các dự án công nghệ thông tin lớn, triển khai trong thời gian ngắn với khối lượng công việc khổng lồ, chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam.


Bên cạnh đó, thủ tục pháp lý phức tạp và phạm vi triển khai rộng với hơn 15.000 điểm từ Trung ương đến cấp xã. Số lượng thông tin dân cư cần phải thu thập, làm sạch là khoảng 100 triệu. Ngoài ra, công tác triển khai thực hiện trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến tiến độ.


Hơn 200.000 cán bộ, chiến sĩ của các lực lượng gồm Cục C06 và công an các đơn vị, địa phương đã nỗ lực với tinh thần quyết tâm cao nhất, tranh thủ từng giờ từng phút, làm ngày, làm đêm, đi đến từng xã, phường, bản làng vùng cao. Trong đó có cả những địa bàn ở xa, giáp biên giới, hải đảo và miền núi.


Nhiều cách làm sáng tạo đã được vận dụng với phương châm "gần làm đêm, xa làm ngày, dễ làm trước, khó làm sau, tập trung trước, phân tán sau". Nhiều cán bộ, chiến sĩ phải xa gia đình hàng tháng, thường xuyên tập trung trí tuệ, thời gian, công sức để nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Với việc hoàn thành sứ mệnh, chiến dịch đã ghi nhận trách nhiệm, sự cống hiến của hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ. Rất nhiều đơn vị, cá nhân điển hình đã được Bộ trưởng Công an trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Phó cục trưởng C06: Liên thông dữ liệu dân cư để chống dịch - Ảnh 3.

Căn cước công dân gắn chip có thể lưu trữ hơn 20 trường dữ liệu của công dân. Ảnh: Hoàng Lam.

PV: Xin ông cho biết hiện nay, tiến độ của 2 dự án đã đạt được kết quả ra sao? Cục C06 đã có được những thành quả gì sau thời gian triển khai các dự án?

Thượng tá Tô Anh Dũng: Đến nay, Cục C06 đã hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ ngày 1/7, trung tâm đã chính thức vận hành hai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân gắn chip.

Cục C06 đã hoàn thành thu thập, bổ sung thông tin dân cư trên cả nước, làm sạch dữ liệu, đồng bộ vào hệ thống và cấp mã số định danh cho công dân toàn quốc.


Đặc biệt, trong thời gian ngắn, Cục C06 đã hoàn thành triển khai chiến dịch cấp thẻ CCCD gắn cho công dân và để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp. Đến nay, cả nước đã thu nhận trên 57 triệu hồ sơ CCCD, in và trả trên 33 triệu thẻ cho công dân. Bộ Công an đang tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ in và trả thẻ căn cước gắn chip trong thời gian sớm nhất.


Bộ Công an sẽ cung cấp ứng dụng khai báo y tế


PV: Vậy việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành và địa phương đã được triển khai ra sao? Xin thượng tá cho biết kết quả?


Thượng tá Tô Anh Dũng: Hiện nay, Cục C06 đã triển khai kết nối thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Bộ Tư pháp để cung cấp số định danh cá nhân cho trẻ em mới sinh; kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện xác thực thông tin công dân góp phần nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh.


Toàn quốc đã thu nhận trên 57 triệu hồ sơ CCCD, in và trả trên 33 triệu thẻ cho công dân.

Thượng tá Tô Anh Dũng

Bộ Công an đang khẩn trương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.


Sắp tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư, triển khai các ứng dụng và tiện ích của thẻ CCCD gắn chip để ứng dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn.


Một số mục tiêu được đặt ra như triển khai như Hệ thống CCCD điện tử, các ứng dụng trên các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính cá nhân phục vụ các giao dịch hành chính công, giao dịch điện tử, thương mại, thanh toán. Lúc đó, người dân được toàn quyền kiểm soát, chia sẻ dữ liệu của họ với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.


Phó cục trưởng C06: Liên thông dữ liệu dân cư để chống dịch - Ảnh 5.

Trung tâm DLQGVDC với chức năng quản lý, vận hành 2 dự án. Ảnh: Hoàng Lam.

PV: Để tiếp tục sứ mệnh về kết nối và liên thông dữ liệu, Cục C06 có kế hoạch gì trong việc vận dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp?


Thượng tá Tô Anh Dũng: Từ ngày 11/8, Trung tâm DLQGVDC thuộc Cục C06 đã triển khai hệ thống phần mềm khai báo di chuyển nội địa. Bộ Công an đã trao đổi với Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông liên kết dữ liệu để thống nhất một biểu mẫu tờ khai y tế và sử dụng mã QR duy nhất cho mỗi cá nhân.

Phần mềm khai báo di chuyển nội địa giúp truy vết các F0,F1,F2 bằng công nghệ thông tin.

Thượng tá Tô Anh Dũng


Hệ thống khai báo di chuyển nội địa giúp công dân ít phải khai báo các thông tin hơn. Các trường thông tin cũng được chia sẻ, xác thực với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Qua đó đảm bảo mức độ chính xác của thông tin, nâng cao hiệu quả truy vết phòng chống dịch.


Sau khi khai báo trên website suckhoe.dancuquocgia.gov.vn, người dân được cấp một mã QR rất tiện lợi để lưu thông nhanh chóng qua các chốt soát kiểm dịch trên toàn quốc.

Có thể nói rằng hệ thống khai báo di chuyển nội địa do Bộ Công an cung cấp giúp đơn giản hóa thủ tục khai báo và tiết kiệm thời gian hơn cho người dân. Phần mềm còn mang lại hiệu quả, giúp truy vết F0, F1, F2 bằng công nghệ thông tin. Ngoài ra, công dân sẽ nhận được thông báo về tình hình dịch bệnh có liên quan nhờ việc khai báo thông tin chính xác và xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


Hiện nay, Bộ Công an đang đẩy nhanh tiến độ cung cấp ứng dụng có tên VNEID trên thiết bị di động để người dân dễ dàng sử dụng hơn khi khai báo y tế.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Phó cục trưởng C06: Liên thông dữ liệu dân cư để chống dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO