Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, huy động mọi nguồn lực để triển khai bằng được hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp (DN) hiểu, sử dụng, làm giàu thông tin…
Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân (CCCD) đợt 3 (từ 15/7 - 31/8) cho người dân, công an các quận huyện tại TP. HCM đã thực hiện đồng loạt các giải pháp, trong đó, nền tảng công nghệ Zalo đã được các đơn vị này ứng dụng và khai thác hiệu quả như bấm số online, giải đáp thắc mắc bằng chatbot...
Năm 2021, thành công lớn trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số chính là hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống Sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân, mang lại hiệu quả to lớn, tạo sự đổi mới căn bản công tác quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, góp phần cải cách triệt để các thủ tục hành chính liên quan đến công dân.
Bộ Công an đang khẩn trương phối hợp các cơ quan, đơn vị tích cực triển khai việc thực hiện Ðề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Ðề án 06).
Chiều 2/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ, thúc đẩy triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Cùng với việc hướng dẫn cụ thể 3 bước đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử, Bộ Công an cũng nêu rõ những lợi ích khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử.
Ngày 01/3/2022, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 533/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (gọi chung là BHXH tỉnh) về việc triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT.
Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (CCCD) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) hợp tác nghiên cứu cung cấp dịch vụ số tiện ích cho người dân, doanh nghiệp (DN).
Việc chuyển phát căn cước công dân (CCCD) đến địa chỉ người nhận được Bưu điện Việt Nam (BĐVN) thực hiện theo yêu cầu tự nguyện của người dân thông qua mạng phục vụ bưu chính công ích.
Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia được kết nối, chia sẻ sẽ phát huy được giá trị của dữ liệu giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ công (DVC) và đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT).
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an đã thống nhất ứng dụng PC-COVID do Ban Chi đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, cơ sở dữ liệu (CSDL) căn cước công dân (CCCD) và CSDLQG về xuất nhập cảnh.
Ngân hàng truyền thống đang đứng trước thách thức hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải chuyển đổi số (CĐS). Ngân hàng thắng cuộc sẽ là những ngân hàng mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất, nhanh nhất. Bên cạnh phát triển chiến lược số, ngân hàng cần xây dựng hạ tầng số công nghệ mới 4.0 để bứt phá, tiến tới mô hình ngân hàng mở và tiếp theo là tài chính mở.