Quy định pháp lý về chấp nhận chứng thư số nước ngoài (P2)

03/11/2015 20:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc chấp nhận CTS nước ngoài đặt ra một thách thức nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các CA công cộng hiện nay do khả năng thâm nhập vào thị trường cấp CTS cho các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam của các CA công cộng chưa lớn.

MÔ HÌNH CÔNG NHẬN, CHẤP NHẬN CTS VÀ CKS NƯỚC NGOÀI TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 170/2013/NĐ - CP

Mô hình công nhận, chấp nhận CTS và CKS nước ngoài trong Nghị định số 170/2013/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau (Hình 2):

-Thay thế khái niệm  công nhận CTS, CKS nước ngoài trước đây bằng khái niệm công nhận CA nước ngoài.

-Bổ sung khái niệm chấp nhận CTS nước ngoài nhưng phân biệt phạm vi sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam và trong các giao dịch quốc tế.

Mô hình này đảm bảo khả năng cho phép Việt Nam tham gia các hiệp định về CTS, CKS trong tương lai nhưng vẫn có sở cứ pháp lý để giải quyết các nhu cầu thực tiễn, cấp bách.
Điều kiện đối với CA nước ngoài cấp các loại CTS được công nhận, chấp nhận được xác định phù hợp theo đó mức độ ATTT tương ứng với trách nhiệm và mức độ đảm bảo. Các điều kiện này được xác định dựa trên 05 tiêu chí cơ bản, viết ngắn gọn là Công ước, Hợp pháp, Nội địa, Hiện diện và Kiểm toán.

a. Công nhận CA nước ngoài

CTS, CKS nước ngoài được công nhận là CTS, CKS do CA nước ngoài được Bộ TTTT công nhận, cấp. CA nước ngoài được Bộ TTTT cấp giấy công nhận thì CKS và CTS do tổ chức này cấp được công nhận.

Như vậy, so với quy định trước đây đối với công nhận CTS nước ngoài, điều kiện về tính hợp pháp của CA đã được điều chỉnh. Cụ thể, có thể xác thực việc CA nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp theo nhiều hình thức, trong đó có giấy phép hoặc chứng nhận đủ điều kiện chỉ là một cách. Ngoài ra, tiêu chí về độ tin cậy của CKS cũng được điều chỉnh theo hướng đưa ra phương thức xác định cụ thể, linh hoạt.

b. Chấp nhận CTS nước ngoài tại Việt Nam

CTS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam là CTS chưa được công nhận nhưng được Bộ TTTT cấp giấy phép sử dụng. CKS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam là CKS được tạo ra bởi cặp khóa tương ứng với CTS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam. CKS và CTS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam có giá tri pháp lý và hiệu lực như CKS và CTS do CA công cộng của Việt Nam cấp nhưng với giới hạn về phạm vi sử dụng.

CTS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam được cấp cho các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động giao dịch điện tử của các thực thể này trong lãnh thổ Việt Nam.

Phạm vi sử dụng CTS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam bao gồm các giao dịch thuộc phạm vi hoạt động, kinh doanh và các giao dịch điện tử đặc thù do Bộ TTTT quy định.

Đối với trường hợp của Intel Việt Nam như đã nêu trên, để sử dụng CTS của Intel toàn cầu cho các giao dịch thông quan điện tử, Intel Việt Nam phải đề nghị BTTT chấp nhận CTS do VeriSign cấp cho Intel toàn cầu. Hồ sơ này phải có giấy ủy quyền/cho phép của Intel toàn cầu cho Intel Việt Nam sử dụng CTS VeriSign cấp cho Intel toàn cầu.

Có sự tương đồng trong mô hình quản lý CTS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam và việc quản lý hộ chiếu, visa cho người nước ngoài vào Việt Nam. Sự khác biệt đối với mô hình hộ chiếu - visa là trong thực tế, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng CTS của thực thể "mẹ“ (ví dụ: doanh nghiệp mẹ, cơ quan phía trên chủ quản,...) để đảm bảo ATTT cho các giao dịch điện tử của mình. Trong các trường hợp này, Nghị định số 170/2013/NĐ-CP đưa ra các quy định chi tiết để đảm bảo việc chấp nhận CTS nước ngoài được cấp cho đúng đối tượng, đúng mục đích hoạt động.

c. Chấp nhận CTS nước ngoài trong giao dịch quốc tế

CTS nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế là CTS nước ngoài của thuê bao nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam có hiệu lực trên các thông điệp dữ liệu gửi tới đối tác là cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn, chịu trách nhiệm về việc chấp nhận CTS nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế và gửi CTS đó tới Bộ TTTT để quản lý.

Đối với CTS nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam, các điều kiện về thuê bao và CA nước ngoài cấp CTS do thuê bao đề nghị chấp nhận tại Việt Nam được làm đơn giản hóa. Không cần xin giấy phép trong trường hợp này.

Ví dụ, trong Cơ chế một cửa ASEAN, sau khi xác định CA nước ngoài đáp ứng điều kiện, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về việc chấp nhận CTS nước ngoài được các đối tác của các nước trong khối ASEAN sử dụng trong giao dịch.

KẾT LUẬN

Nghị định số 170/2013/NĐ-CP được xây dựng với định hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát sinh của thực tiễn trong thời gian qua về chấp nhận CTS và CKS nước ngoài. Việc bổ sung các quy định mới về chấp nhận CTS nước ngoài bên cạnh các quy định hiện nay về công nhận CA nước ngoài tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động thuận lợi tại Việt Nam cũng như hỗ trợ các hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Việc chấp nhận CTS nước ngoài đặt ra một thách thức nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các CA công cộng hiện nay do khả năng thâm nhập vào thị trường cấp CTS cho các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam của các CA công cộng chưa lớn. Mặt khác, việc có được sự cạnh tranh lành mạnh từ các CA nước ngoài có uy tín, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thực CKS Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.

Tài liệu tham khảo

[1]. Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005.
[2].Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về CKS và DVCT CKS.
[3].Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/ NĐ-CP ngày 15/02/2007.
[4].Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/ NĐ-CP và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP.
[5].Thông tư số 37/2009/TT-BTTTT ngày 14/12/2009 của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các CA.
[6].Thông tư số 08/2011/TT-BTTTT ngày 31/3/2011 Bộ trưởng Bộ TTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2009/TT-BTTTT ngày 14/12/2009.
[7].Quyết định số 59/2008/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ TTTT ban hành Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về CKS và DVCT CKS.
[8].Quyết định số 58/2008/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ TTTT ban hành Quy chế báo cáo thông tin về hoạt động chứng thực CKS của các tổ chức chứng thực CKS.

TS. Đào Đình Khả

(TCTTTT Kỳ 2/6/2014)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam - Khẳng định thương hiệu quốc gia
    Trên hành trình dài của mình, thương hiệu Bưu điện Việt Nam (BĐVN) khẳng định vai trò là một doanh nghiệp (DN) phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bưu chính, trở thành biểu tượng tin cậy của khách hàng, người dân và xã hội và được sự công nhận của Chính phủ và chính quyền các cấp.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
Đừng bỏ lỡ
Quy định pháp lý về chấp nhận chứng thư số nước ngoài (P2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO