Ra mắt ứng dụng tra cứu thông tin người mất vì COVID-19 tại TP.HCM

TH| 19/09/2021 09:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Để hỗ trợ, chia sẻ nỗi đau của cộng đồng và của gia đình có người qua đời vì COVID-19, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã chính thức triển khai thử nghiệm ứng dụng "Tìm người thân - Danh sách người mất vì COVID-19".

Tối 18/9, đại diện Hội Tin học TP. HCM cho biết Hội cùng các đơn vị vừa đưa vào thử nghiệm ứng dụng "Tìm người thân - Danh sách người mất vì COVID-19" tại TP.HCM. Ứng dụng này có chức năng tra cứu các thông tin cụ thể về bệnh nhân đang được điều trị và những ai đã qua đời vì COVID-19 tại các cơ sở y tế. Người sử dụng có thể dùng các công cụ để truy tìm chính xác người thân vừa qua đời được an táng, hỏa táng.

Theo ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, ý tưởng ra đời ứng dụng được tập hợp từ nhiều sáng kiến tâm huyết của các đơn vị như Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Công Thương tại TP.HCM, Tổng Công ty Phát điện 3, Bộ Tư lệnh TP.HCM, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung và Hội Tin học TP.HCM. Đây là chương trình xã hội thiện nguyện, có tính nhân văn nhằm góp phần chia sẻ nỗi đau của cộng đồng và của gia đình có người qua đời vì COVID-19. Với ứng dụng này, ngay tại nhà hay bất cứ nơi đâu, các thân nhân có thể tra cứu và nắm bắt kịp thời thông tin của người bệnh - người đã mất vì COVID-19.

Ra mắt ứng dụng tra cứu thông tin người mất vì COVID-10 tại TP.HCM - Ảnh 1.

Giao diện ứng dụng "Tìm người thân - Danh sách người mất vì COVID-19” trên web

Để tra cứu thông tin, bạn chỉ cần nhập đủ và chính xác họ tên, năm sinh người cần tìm. Hiện ứng dụng chỉ cung cấp thông tin người đã mất, chưa cung cấp thông tin người đang điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

Ra mắt ứng dụng tra cứu thông tin người mất vì COVID-10 tại TP.HCM - Ảnh 2.

Ngoài ra, ứng dụng còn bảo đảm sự liên thông các dữ liệu của bệnh nhân COVID-19 từ lúc vào bệnh viện cho đến khi xuất viện. Bệnh nhân sẽ được xác định danh tính và dữ liệu được cập nhật chính xác thông qua mã QR code. Từ đó, thân nhân có thể tra cứu thông tin về hiện trạng của người bệnh/người mất theo phân cấp từng cơ sở y tế, cơ sở an táng, quận/huyện, tỉnh/thành phố...

Còn đối với những người tử vong thì dữ liệu của họ sẽ được cập nhật liên tục cho đến khi tro cốt được giao tận tay cho gia đình. Ứng dụng cũng cho phép số hóa toàn bộ dữ liệu của nạn nhân đã mất. Đây cũng là công nghệ giúp cho các cán bộ chiến sĩ nhà tang lễ thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM giảm tải khối lượng công việc thủ công hiện nay.

Trong thời gian đầu, ngoài thông tin được cập nhật tại nhà tang lễ thuộc Bộ tư lệnh thành phố và Bệnh viện Nhiệt đới, ứng dụng sẽ được triển khai đến các bệnh viện dã chiến, bệnh viện có điều trị bệnh nhân COVID-19 và các cơ sở y tế khác cũng như chuyển giao cho các tỉnh thành khác nếu có nhu cầu sử dụng.

Ứng dụng được thiết kế trên nhiều nền tảng Web-app, Mobile-app và được vận hành trên hệ điều hành iOS và Android, giúp việc kết nối được thuận tiện và dễ dàng hơn cho người sử dụng và cho các cơ quan, đơn vị quản lý, vận hành.

Trước đó, ngày 19/8, Bộ Tư lệnh TP.HCM đã bắt đầu triển khai hoạt động đường dây nóng hỗ trợ gia đình có người thân không may qua đời vì mắc COVID-19. Đường dây nóng do cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh TP.HCM vận hành sẽ hỗ trợ cá nhân hay gia đình tìm hiểu thông tin về công tác bảo quản, hương khói cũng như quy trình, địa chỉ tiếp nhận, trao trả tro cốt người đã khuất./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt ứng dụng tra cứu thông tin người mất vì COVID-19 tại TP.HCM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO