Rủi ro bảo mật trên thiết bị được kết nối internet trong thời kỳ Covid-19

Phạm Bình Dũng| 14/09/2021 19:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, các chuyên gia đã thực hiện một cuộc khảo sát để phân tích xu hướng và nghiên cứu rủi ro bảo mật từ dữ liệu ẩn danh trên 500 hoạt động triển khai của các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khoa học đời sống, bán lẻ và sản xuất từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021. Trong các thách thức an ninh mạng năm 2021 đề cập đến các vấn đề liên quan đến đại dịch gồm có sự tăng trưởng số lượng các thiết bị được kết nối internet làm gia tăng rủi ro bảo mật.

42% thiết bị được kết nối là thiết bị không có tính bảo mật trong thiết kế

Số lượng thiết bị được thiết kế không trang bị hoặc trang bị tính năng bảo mật kém, không phát hành bản vá bảo mật tăng lên 42% so với 32% thiết bị vào năm 2020. Các thiết bị bao gồm các thiết bị y tế và sản xuất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, cùng với thiết bị mạng, điện thoại IP, camera giám sát và các thiết bị cơ sở (chẳng hạn như đầu đọc nhãn hiệu) không được thiết kế với tính bảo mật, không thể vá lỗi và không thể hỗ trợ điểm cuối tới nhân viên an ninh. Với một nửa số thiết bị của hệ thống không được trang bị hoặc trang bị tính năng bảo mật kém thì các tổ chức cần có chiến lược tăng cường bảo mật thiết bị đầu cuối.

Rủi ro về an ninh mạng từ các thiết bị kết nối internet trong các tập đoàn lớn

Các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng, các thiết bị tiêu dùng phổ biến thường được kết nối với mạng doanh nghiệp, bao gồm Pelotons, loa Sonos, máy chơi game, Alexas và Teslas.

Trong khi các hệ thống mạng IoT rất khó kiểm soát các thiết bị ẩn danh, số lượng thiết bị cá nhân truy cập và kết nối đã tăng gấp đôi, điều này làm gia tăng các mối đe dọa và cung cấp dữ liệu cho các tác nhân sử dụng chúng để xác định mục tiêu.

Hệ điều hành lỗi thời mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Các chuyên gia xác định, khoảng 19% các thiết bị mạng được triển khai chạy hệ điều hành Windows 7; 34% thiết bị triển khai chạy Windows 8 và Windows 10 dự kiến sẽ hết hạn vào năm 2023 và 2025. Điều đáng lo ngại là 15% thiết bị y tế và 32% thiết bị hình ảnh y tế đều đang chạy trên hệ điều hành đã lỗi thời. Điều này là do nhiều thiết bị y tế vẫn hoạt động trong nhiều năm và không thể dễ dàng thay thế vì lý do chi phí. Phân đoạn là cách duy nhất để đảm bảo an ninh cho các thiết bị này, giữ cho chúng hoạt động và giảm thiểu chi phí thay thế thiết bị sớm.

Các chuyên gia cảnh báo về số lượng lỗ hổng và những rủi ro đáng lo ngại trong các thiết bị được kết nối, các tổ chức cần phải có khả năng bao quát cũng như bảo mật cho mọi thứ kết nối với mạng của họ. Khi lượng thiết bị được kết nối tăng lên, số lượng và mức độ tinh vi của các cuộc tấn công nhắm vào chúng cũng sẽ tăng lên.

Một số phát hiện đáng chú ý khác

46% các thiết bị được kết nối dễ bị tấn công với mức độ nghiêm trọng được đánh giá là “trung bình” và “cao”. Các cuộc tấn công hàng đầu bao gồm thông tin liên lạc từ bên ngoài đến các địa chỉ web (URL) độc hại như các trang web có chứa mã độc tống tiền Darkside và Conti, tiếp theo là các cuộc tấn công do hệ điều hành dễ bị tấn công và cuối cùng là khai thác các mối đe dọa, công cụ đang hoạt động như Cobalt Strike hoặc Eternal Blue.

55% các thiết bị triển khai có quyền truy cập vào tài khoản đặc biệt (là một loại tài khoản có quyền truy cập được vào dữ liệu nhạy cảm hoặc các hệ thống nội bộ nhưng không thuộc về một người sử dụng hợp pháp cụ thể). Các thiết bị có tài khoản này vẫn giữ được quyền truy cập giống như khi chúng được liên kết với người dùng đang hoạt động. Các tài khoản này cung cấp một cổng vào ra để có thể tấn công theo phương thức leo thang đặc quyền.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Rủi ro bảo mật trên thiết bị được kết nối internet trong thời kỳ Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO